Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì? Dưới đây, Mazlaw sẽ hướng dẫn các cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ và tài liệu khi đăng ký bảo hộ thương hiệu theo quy định mới nhất!
Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn về thủ tục đăng ký thương hiệu!
1. Đối với trường hợp cá nhân đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị giấy tờ gì?
♦ Các tài liệu và thông tin cần chuẩn bị trước khi đăng ký
Trước khi tiến hành đăng ký, cá nhân người nộp đơn cần nắm rõ một số thông tin và chuẩn bị những tài liệu như sau:
- Thông tin chủ sở hữu: Có thể là CMND; CCCD; sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu bản sao để chứng minh địa chỉ thường trú hoặc nơi ở hiện tại.
- Tài liệu chứng mình quyền sở hữu thương hiệu. Ví dụ: Hợp đồng thuê thiết kế logo, nhận diện thương hiệu (nếu trường hợp thuê đơn vị hay cá nhân khác thiết kế).
- Thông tin thương hiệu hay còn gọi là đối tượng đăng ký thương hiệu: tên gọi; mẫu nhãn hiệu; mẫu logo; mẫu bao bì; mẫu nhận diện…. Cần xác định đúng trọng tâm thương hiệu cần đăng ký nhằm đảm bảo phạm vi bảo hộ, khả năng bảo hộ của thương hiệu là cao nhất.
- Thông tin lĩnh vực ngành nghề, sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ cho thương hiệu
Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì? Sau khi đã chuẩn bị những thông tin và tài liệu trước khi đăng ký thương hiệu như trên, người nộp đơn sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu theo từng đối tượng tại từng cơ quan theo quy định.
Xem thêm: Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký không?
♦ Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ còn gọi là thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp người nộp đơn là cá nhân, đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị các giấy tờ và hồ sơ như sau:
Tại Cục sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì tối thiểu?
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản; theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
- Mẫu nhãn hiệu (mẫu thương hiệu): 05 bản; kích thước không quá 8*8cm; trùng với mẫu nhãn trên tờ khai.
- Biên lai chứng từ nộp phí và lệ phí
Các tài liệu khác nếu có:
- Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân nộp đơn thông qua đơn vị đại diện)
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký
- Tài liệu xác nhận quyền thụ hưởng nhãn hiệu, thương hiệu từ người khác
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên
Yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký thương hiệu – nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Không chỉ cần trả lời câu hỏi: Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì? Mà cá nhân người nộp đơn cần nắm rõ những yêu cầu cơ bản trong quá trình nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu nhãn hiệu để tránh trường hợp bị từ chối do đơn không hợp lệ về hình thức. Cụ thể:
- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một giấy chứng nhận và giấy chứng nhận phải phù hợp với mẫu thương hiệu nhãn hiệu nêu trong đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Các tài liệu của đơn đăng ký nhãn hiệu đều phải soạn bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu sư dụng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
- Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ đều phải được trình bày theo chiều dọc; đảm bảo rõ nét; dễ đọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào trên tờ khai đăng ký.
- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
- Tài liệu đăng ký thương hiệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa. Trường hợp phát hiện có sai sót không nhiều về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận của người nộp đơn;
- Không dung ngôn ngữ địa phương. Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký phải được trình bày và sử dụng theo đúng quy tắc ngôn ngữ trong tiếng việt.
- Đơn đăng ký thương hiệu nhãn hiệu có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Trên đây là một số nội dung trả lời cho câu hỏi: cá nhân đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì? Đồng thời là những lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và đơn đăng ký thương hiệu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệuXem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo tại Cục sở hữu trí tuệ theo quy định mới nhất!
♦ Hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục bản quyền đối với cá nhân tác giả/chủ sở hữu
Khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục bản quyền hay còn gọi là thủ tục đăng ký quyền tác giả. Cá nhân là tác giả/chủ sở hữu cần nắm rõ: Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì?
Trường hợp đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền, các cá nhân là tác giả hay chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ:
- Thông tin mẫu thương hiệu cần đăng ký quyền tác hay còn gọi là đối tượng quyền tác giả: Trong trường hợp này có thể là: mẫu logo; mẫu nhận diện thương hiệu; tem mác hay thiết kế bao bì sản phẩm; thiết kế biển bảng.
- Thông tin tác giả thiết kế thương hiệu; Thông tin chủ sở hữu thương hiệu (nộp lèm bản sao CMND; CCCD; Hộ chiếu…)
- Tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với thương hiệu
- Tài liệu chứng minh quyền tác giả. Quyết định giao việc; Hợp đồng lao động; Hợp đồng thuê thiết kế….
- Tờ khai đăng ký theo quy định của Cục bản quyền.
Lưu ý trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền
Bên cạnh thắc mắc: Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì? Cá nhân cũng cần lưu ý về quá trình chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ đăng ký như sau:
- Các tài liệu theo form mẫu quy định phải được sử dụng đúng form mẫu ở thời điểm ban hành áp dụng
- Ngôn ngữ trình bày phải là ngôn ngữ tiếng việt. Các tài liệu đi kèm là ngôn ngữ khác cần được công chứng dịch thuật theo quy định.
- Bản mẫu tác phẩm thương hiệu phải rõ nét, đảm bảo chất lượng in.
- Các thông tin liên quan đến đối tượng đăng ký phải chính xác, cụ thể và rõ ràng.
2. Đối với trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì?
♦ Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị trước các thông tin, tài liệu sau:
Khác với cá nhân đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động là các tổ chức được cấp phép theo quy định nhà nước theo: Giấy phép ĐKKD; Quyết định thành lập…Do vậy, đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì? Đối với tổ chức, doanh nghiệp sẽ có điểm giống và khác đối với cá nhân. Cụ thể:
- Về thông tin chủ sở hữu: người nộp đơn chuẩn bị bản sao ĐKKD hoặc quyết định thành lập; giấy phép đầu tư…
- Thông tin tác giả thiết kế thương hiệu: CMND; CCCD; Hộ chiếu hoặc hộ khẩu…
- Trong các tài liệu chứng mình quyền sở hữu thương hiệu. Bên cạnh: Hợp đồng thuê thiết kế logo, nhận diện thương hiệu (nếu trường hợp thuê đơn vị hay cá nhân khác thiết kế). Đơn vị có thể cung cấp: Quyết định giao việc; Hợp đồng lao động; Hợp đồng dịch vụ…
- Thông tin thương hiệu hay còn gọi là đối tượng đăng ký thương hiệu: tên gọi; mẫu nhãn hiệu; mẫu logo; mẫu bao bì; mẫu nhận diện….
- Thông tin lĩnh vực ngành nghề, sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ cho thương hiệu nhằm đảm bảo phạm vi bảo hộ và chi phí đăng ký phù hợp với chiến lược phát triển của tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị đăng ký.
♦ Tổ chức doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì tại Cục sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thương hiệu cần giấy tờ tối thiểu như quy định:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản; theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
- Mẫu nhãn hiệu (mẫu thương hiệu): 05 bản; kích thước không quá 8*8cm; trùng với mẫu nhãn trên tờ khai.
- Biên lai chứng từ nộp phí và lệ phí
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có)
Yêu cầu chung khi làm hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Đối với yêu cầu về hồ sơ và lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ cũng giống như đối với hồ sơ mà cá nhân đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tổ chức doanh nghiệp có thể xem chi tiết ở phần lưu ý trên về “đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì?” đối với cá nhân.
♦ Tổ chức doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì tại Cục bản quyền
Tại Cục bản quyền, tổ chức doanh nghiệp tiến hành đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị giấy tờ gì? Hay chính xác: Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tổ chức doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ ra sao theo quy định?
Khác với hồ sơ đăng ký khi chủ đơn là cá nhân. Hồ sơ đăng ký thương hiệu của tổ chức doanh nghiệp sẽ khác khi thông tin tác giả và thông tin chủ sở hữu lúc nào cũng sẽ là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Do vậy, người nộp đơn cần chuẩn bị thông tin đầy đủ:
- Thông tin chủ sở hữu: Bản sao ĐKKD; Quyết định thành lập để nộp kèm trong hồ sơ làm tài liệu đối chiếu.
- Thông tin tác giả: Bản sao CMND; CCCD; Hộ chiếu hay sổ hộ khẩu…
- Tài liệu chứng minh quyền tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả….
- Tờ khai đăng ký điền đầy đủ thông tin: tác giả; chủ sở hữu; nội dung tác phẩm và thông tin hoàn thành, công bố thương hiệu…
Đối với bảo hộ thương hiệu, các chủ sở hữu quan tâm đến câu hỏi: “Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì?” là vô cùng chính xác và đúng trọng tâm. Tuy nhiên, để tìm hiểu về quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu thì chủ sở hữu cần chú ý đến một số vấn đề khác để đảm bảo tính hiệu quả cao.
3. Tra cứu thương hiệu trước khi đăng ký bảo hộ?
Tra cứu thương hiệu là thủ tục không bắt buộc. Tuy nhiên, việc kiểm tra khả năng bảo hộ của thương hiệu, xem thương hiệu đã có ai đăng ký hay chưa? Đây là điều vô cùng cần thiết mà người nộp đơn nên tiến hành trước khi tìm hiểu: đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì?
♦ Mục đích của việc tra cứu thương hiệu
- Đánh giá khả năng tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các thương hiệu đã đăng ký trong cùng nhóm ngành.
- Đánh giá khả năng bảo hộ của thương hiệu theo quy định của luật sở hữu trí tuệ: Các yêu tố hình và chữ; ký hiệu sử dụng có phù hợp với tiêu chí bảo hộ hay không?
- Đánh giá xem thương hiệu dự định đăng ký có đang vi phạm thương hiệu với các thương hiệu khác đã được bảo hộ .
- Có phương án điều chỉnh, hoàn thiện thương hiệu để đảm bảo tỉ lệ bảo hộ cao nhất.
- Tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian của quá trình bảo hộ thương hiệu.
- Đặc biệt, tại Việt Nam, các chủ sở hữu có thói quen sử dụng thương hiệu trước khi được ghi nhận bảo hộ. Do vậy, việc kiểm tra tra cứu nhãn hiệu thương hiệu sẽ giúp chủ sở hữu đưa ra những chiến lược xây dựng và phát triển thươn hiệu an toàn, phù hợp.
♦ Cách tra cứu bảo hộ thương hiệu.
Tại Việt Nam, để kiểm tra tra cứu bảo hộ thương hiệu có ba cách như sau:
1. Cách tra cứu thương hiệu thứ nhất: Tham khảo các nguồn thông tin trên truyền thông, trên hệ thống dữ liệu internet.
Cách này có ưu điểm dễ thực hiện, cho kết quả nhanh. Tuy nhiên sẽ có hạn chế: Kết quả không đảm bảo, khó xác định và đánh giá được khả năng trùng và gây nhầm lẫn với đối chứng.
2. Cách thứ hai: Tra cứu thương hiệu thông qua hệ thống dữ liệu về sở hữu trí tuệ công khai
Hiện nay, các thương hiệu đăng ký sẽ được tổng hợp và đưa lên hệ thống dữ liệu quốc gia, khu vực. Do vậy, người nộp đơn có thể kiểm tra thông tin các nhãn hiệu, thương hiệu đã đăng ký theo các trường thông tin của thể: tên thương hiệu; nhóm sản phẩm/dịch vụ; ngày nộp đơn; ngày cấp bằng; thời gian bảo hộ…
Một số kênh tra cứu theo hệ thống dữ liệu mà người nộp đơn có thể tham khảo:
- Thư viện số về sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam
- Tra tra cứu nhãn hiệu của các nước ASEAN : đây là nguồn dữ liệu nhãn hiệu thương hiệu của nhiều nước trong ASEAN.
- Trang tra cứu nhãn hiệu thuộc quản lý tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (wipo): người nộp đơn có thể thể tra cứu thông tin về các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.
Đây là hệ thống tra cứu dữ liệu chính thống và đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình kiểm tra thương hiệu. Tuy nhiên, để kiểm tra và tra cứu thương hiệu thông qua các hệ thống dữ liệu trên, đòi hỏi người tra cứu phải có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, kỹ năng đánh giá đối chứng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra tra cứu thương hiệu online nhanh và hiệu quả nhất!
3. Cách thứ ba: Tra cứu thương hiệu thông qua dịch vụ tra cứu nhãn hiệu thương hiệu tại Mazlaw.
Trong bài viết: Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì? Mazlaw trân trọng giới thiệu dịch vụ tra cứu kiểm tra thương hiệu. Với đội ngũ chuyên viên và luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ thương hiệu, Mazlaw đã hỗ trợ tra cứu thương hiệu thành công cho hơn 1000 khách hàng trước khi nộp hồ sơ. Đảm bảo khả năng bảo hộ thành công của thương hiệu có tỉ lệ cao nhất.
Bởi lẽ, bên cạnh việc tra cứu và tìm ra đối chứng, tại Mazlaw, chuyên viên tra cứu sẽ đưa ra những đánh giá, phân tích khả năng phân biệt của thương hiệu dự định đăng ký so sánh với đối chứng. Trường hợp khả năng bảo hộ của nhãn hiệu thương hiệu chưa cao, chuyên viên sẽ có những phương án điều chỉnh đưa ra để nâng cao tỉ lệ bảo hộ.
Gọi ngay Holine 0984.535.843 để đăng ký dịch vụ tra cứu thương hiệu tại Mazlaw.
Xem thêm:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mazlaw
- Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mazlaw
- Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Mazlaw
- Dịch vụ đăng ký logo tại Mazlaw
- Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm tại Mazlaw
4. Đăng ký thương hiệu hết bao nhiêu tiền?
Bên cạnh câu hỏi: Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì? Có lẽ câu hỏi “Đăng ký thương hiệu hết bao nhiêu tiền?” là vấn đề mà nhiều cá nhân, tổ chức cũng thắc mắc và quan tâm hơn hết khi bắt đầu dự định đăng ký.
Hiện tại, chi phí đăng ký thương hiệu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Đối tượng đăng ký bảo hộ thương hiệu: nhãn hiệu; quyền tác giả…
- Phạm vi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ theo thương hiệu
- Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ hay Cục bản quyền.
Về phí và lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu được Bộ tài chính ban hành và quy định cụ thể theo từng hạng mục.
Trên đây là một số giải đáp thắc mắc liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu. Đặc biệt là vấn đề: Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì? Thông qua bài viết, hy vọng các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đang dự định đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ được sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đăng ký. Trường hợp cần hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc khác. Đơn vị có thể liên hệ để được Mawlaw hỗ trợ.
Xem thêm:
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ thương hiệu online!
- Hướng dẫn đăng ký bản quyền quyền tác giả online!
- Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu online!
- Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online!
- Hướng dẫn đăng ký bản quyền logo online!