Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu bao gồm nhiều bước và nhiều giai đoạn thẩm định khác nhau.
Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo theo quy định!
1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là gì?
Điều 4.16 Luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung) quy định rõ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”. Trong đó, dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu là những dấu hiệu nhìn thấy được, dưới dạng chữ cái, chữ số, kí hiệu, biểu tượng, hình ảnh, hình vẽ, màu sẽ hoặc là sự kết hợp của các dấu hiệu trên.
Có 5 loại nhãn hiệu khác nhau: Nhãn hiệu thông thường; Nhãn hiệu tập thể; Nhãn hiệu liên kết; Nhãn hiệu chứng nhận và Nhãn hiệu nổi tiếng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu online trước khi đăng ký bảo hộ!
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục nộp hồ sơ xin ghi nhận bảo hộ của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu gắn liền với lĩnh vực dịch vụ, sản phẩm hàng hóa nào đó tại Cục sở hữu trí tuệ.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản ghi nhận thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu do Cục sở hữu trí tuệ cấp sau khi nộp hồ sơ đăng ký và trải qua quá trình thẩm định theo quy định.
Mỗi nhãn hiệu sẽ được cấp một giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp bị mất hoặc thất lạc, chủ sở hữu có thể tiến hành thủ tục cấp lại giấy chứng nhận nhãn hiệu. Trong trường hợp, nhãn hiệu có nhiều hơn một chủ sở hữu, giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ được cấp cho chủ sở hữu đứng tên chủ đơn. Các chủ sở hữu khác có thể xin cấp phó bản giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Xem thêm: Tên sản phẩm hàng hóa có phải đăng ký không?
2. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có những yêu cầu về tài liệu và cách thức trình bày cụ thể như sau:
Tài liệu tối thiểu cần có trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định: Cục sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khi thời điểm nộp đơn, hồ sơ có ít nhất các tải liệu tối thiểu như sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu nộp kèm
- Bản sao chứng từ nộp phí và lệ phí
Nếu thiếu một trong các tài liệu trên, chuyên viên tiếp nhận có quyền từ chối nhận đơn đăng ký nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức.
Trường hợp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần có thêm các tài liệu: Quy chế sử dụng; bản thuyết minh về sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu; bản đồ khu vực địa lý; văn bản đồng ý cho sử dụng địa danh/dấu hiệu để đăng ký nhãn hiệu của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu!
Các tài liệu khác nếu có tùy theo từng trường hợp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Giấy uỷ quyền (trường hợp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Văn bản xác nhận quyền đăng ký;
- Văn bản hoặc tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Văn bản hoặc tài liệu, căn cứ chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Yêu cầu chung đối với hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;
- Các tài liệu của đơn đều phải được trình bày bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu có ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt (công chứng chứng thực);Các tài liệu trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ, đi kèm.
- Đối với tài liệu, văn bản cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp. Ví dụ: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu bắt buộc phải theo mẫu được Cục sở hữu trí tuệ quy định tại thời điểm nộp hồ sơ.
- Văn bản, tài liệu nếu nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
Không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông. Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam; - Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Hình thức nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu
Người nộp đơn có thể tiến hành hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu qua các hình thức dưới đây:
- Nộp trực tiếp hồ sơ giấy tại Văn phòng Cục sở hữu trí tuệ hoặc tại văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh
- Gửi hồ sơ giấy qua bưu điện đến Văn phòng hoặc các điểm tiếp nhận của Cục sở hữu trí tuệ.
- Nộp hồ sơ online thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến
Xem thêm hướng dẫn nộp online các dịch vụ sở hữu trí tuệ:
- Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu online tại Cục sở hữu trí tuệ
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu online
- Hướng dẫn đăng ký bản quyền logo online
- Hướng dẫn đăng ký bản quyền quyền tác giả online
- Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch online
3. Quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao gồm các bước:
- Bước 1: Tiếp nhận đơn, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
- Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao lâu?
Kể từ ngày được Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua trình tự xét duyệt như sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng. Trong trường hợp đơn không hợp lệ do sai sót về hình thức hoặc cần bổ sung tài liệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ có văn bản thông báo đề nghị người nộp đơn bổ sung. Kể từ thời điểm chủ đơn trả lời thông báo và bổ sung tài liệu thiếu sót, đơn sẽ được tính lại thời gian thẩm định hình thức.
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. Kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung, Cục sẽ có văn bản thông báo kết quả thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp đơn có kết quả chấp thuận và được cấp, Cục sẽ ra thông báo cấp và yêu cầu đóng phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận trong thời hạn 3 tháng. Trường hợp đơn bị từ chối một phần hoặc toàn bộ, Cục sẽ ra văn bản thông báo từ chối. Người nộp đơn có quyền phản đối hoặc đồng ý với thông báo của Cục và phải được lập thành văn bản gửi lại trong thời gian quy định.
Như vậy, theo quy định, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 12 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn. Thời gian thẩm định hình thức và nội dung có thể kéo dài hơn trong trường hợp đơn còn thiếu sót. Hiện nay, do lượng đơn đăng ký nhãn hiệu được tiếp nhận quá tải nên quá trình thẩm định có thể kéo dài hơn so với quy định 12 tháng.
Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là bao lâu?
Rất nhiều chủ sở hữu sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã nhầm lẫn về thời hạn và hiệu lực của giấy chứng nhận.
- VBBH có hiệu lực kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, thời điểm có hiệu lực và thời điểm bắt đầu thời hạn của giấy chứng nhận là hai mốc khác nhau, chủ sở hữu cần lưu ý.
Để được gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận, trong vòng 06 tháng tính đến ngày VBBH hết hiệu lực chủ giấy chứng nhận phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày VBBH hết hiệu lực và chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu!
Chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể theo biểu phí sở hữu công nghiệp được Bộ tài chính ban hành năm Theo đó, chi phí cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu bao gồm các loại:
- Lệ phí nộp đơn;
- Phí công bố đơn;
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung;
- Phí tra cứu dịch vụ/sản phẩm thứ 7 trở đi
- Phí thẩm định nội dung
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi
Sau khi có thông báo nội dung về cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần nộp các khoản phí và lệ phí bổ sung bao gồm:
- Phí cấp văn bản bảo hộ
- Phí đăng bạ
- Phí công bố
- Lệ phí cấp văn bản bảo hộ cho nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ hai trở đi
Các chi phí trên được quy định, điều chỉnh phụ thuộc vào số lượng sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm; số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ kèm nhãn hiệu.
Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được Luật sư báo phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu!
4. Dịch vụ tư vấn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu uy tín tại Mazlaw
Mazlaw là một trong những đơn vị hàng đầu về tư vấn và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đặc biệt là tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu và thực hiện các dịch vụ liên quan đến cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, logo.
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên được đào tạo hàng đầu tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã hỗ trợ thành công hơn 1000 khách hàng là tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu và logo. Nếu có vướng mắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, Mazlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bản quyền một cách nhanh chóng và hiệu quả tới khách hàng.
- Đội ngũ nhân sự dồi dào và nhiều kinh nghiệm: Với 12 phòng ban gồm nhiều luật sư, chuyên viên nhiều kinh nghiệm và hệ thống nhân viên chuyên nghiệp.
- Luôn sẵn sàng hỗ trợ và tiếp nhận thông tin đăng ký cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu của khách hàng một cách nhanh nhất. Mỗi một hồ sơ, Mazlaw luôn đảm bảo có ít nhất một chuyên viên hoặc một luật sư phụ trách và theo dõi xử lý từ khâu đầu tiên đến khi trao kết quả cho khách hàng.
- Dịch vụ tư vấn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mazlaw được tiếp nhận rộng rãi đối với tất cả các cá nhân, tổ chức đơn vị trên toàn quốc và nước ngoài.
- Khi sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Mazlaw, các chủ đơn sẽ được Mazlaw tư vấn các phương án bảo vệ thương hiệu, xử lí vi phạm, các quy định liên quan đến hoạt động nhượng quyền, chuyển quyền …
- Tại Mazlaw, chúng tôi còn có đội ngũ thiết kế để hỗ trợ các chủ đơn trong quá trình điều chỉnh, thay đổi mẫu thiết kế biển bảng, logo, nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.
Xem thêm các dịch vụ sở hữu trí tuệ tại Mazlaw
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo
- Dịch vụ đăng ký bản quyền quyền tác giả
- Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch
- Dịch vụ tư vấn và xử lý vi phạm nhãn hiệu