Dịch vụ tra cứu thương hiệu tại Mazlaw

Kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online là bước không bắt buộc trong quá trình nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, bước này giúp người đăng ký hạn chế tối đa rủi ro và tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Dưới đây, MazLaw sẽ chỉ ra 5 cách kiểm tra tra cứu nhãn hiệu nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo!

5 cách kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online nhanh và hiệu quả nhất!

5 cách kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online nhanh và hiệu quả nhất!

1. Tra cứu nhãn hiệu online trên internet

Tra cứu nhãn hiệu online trên internet,trên các phương tiện truyền thông là một cách truyền thống được sử dụng tương đối phổ biến. Bởi lẽ, bằng cách này, bạn có thể dễ dàng đánh giá xem nhãn hiệu đang sử dụng có tương tự hay trùng lặp với nhãn hàng hay đơn vị dịch vụ nào không? Nếu nhãn hiệu đã xuất hiện trên truyền thông bởi một đơn vị khác sở hữu thì khả năng cao, họ đã đăng ký và xác lập chủ sở hữu. Trường hợp này, bạn cần lưu ý và kiểm tra thêm bằng nhiều cách khác trước khi đăng ký.

Để kiểm tra tra cứu nhãn hiệu là tên không bao gồm hình ảnh, bạn có thể tìm kiếm trên google, thông qua mục tìm kiếm cơ bản. Trường hợp là logo hoặc có hình ảnh đi kèm, bạn có thể lựa chọn “tìm kiếm theo hình ảnh”. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra và theo dõi trên các kênh truyền thông khác: facebook, báo chí, truyền hình….

Nếu ưu điểm của cách này là nhanh chóng, dễ sử dụng thì nhược điểm là không kiểm tra chính xác được nhãn hiệu logo đó đã được đăng ký hay chưa? Thông qua cách này, bạn chỉ có thể kiểm tra sơ bộ về khả năng trùng lặp của nhãn hiêu logo.

Xem thêm:  Hướng dẫn chi tiết hồ sơ và thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo online!

2. Kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online trên IP LIB

IP LIB là tên viết tắt của hệ thống thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm thông tin về các đơn nhãn hiệu logo đã công bố và đã được cấp văn bằng, đang được bảo hộ ở Việt Nam.

Các bước để kiểm tra tra cứu nhãn hiệu logo online trên hệ thống thư viện số như sau:

  • Bước 1: Truy cập thư viện số IP LIB theo link: http://iplib.noip.gov.vn/

  • Bước 2: Kích chuột và mục “nhãn hiệu” phía bên trái màn hình để lựa chọn đối tượng tra cứu.

  • Bước 3: Đánh tìm kiếm theo hướng dẫn vào các trường hiển thị trên màn hình. Ví dụ: Bạn muốn kiểm tra tên “HOA SEN” cho sản phẩm “điều hòa không khí bạn đánh tìm kiếm theo hình hướng dẫn dưới đây:

Hiện tại, đây là cách tra cứu nhãn hiệu logo online nhanh và hiểu quả nhất. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn về đánh giá, phân loại nhóm ngành, mã hình ảnh. Trường hợp có chuyên môn, bạn không chỉ tra cứu chính xác mà còn có thể tra cứu và đánh giá các nhãn hiệu logo tương tự hoặc gây nhầm lẫn.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được hỗ trợ đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu logo!

3. Kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online tại Việt Nam ( WIPO Publish)

WIPO Publish là phần mềm được cung cấp bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thông qua chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các Văn phòng Sở hữu Công nghiệp (SHTT) quốc gia và khu vực. Cách tra cứu có phần tương tự đối với hệ thống thư viện số về sở hữu công nghiệp:

  • Bước 1: Truy cập theo link http://wipopublish.noip.gov.vn/

  • Bước 2: Lựa chọn mục nhãn hiệu (phía trên góc phải màn hình)

  • Bước 3: Tìm kiếm theo tên nhãn hiệu, sản phẩm hoặc chủ đơn, nhóm sản phẩm/dịch vụ mà bạn cần tìm kiếm.

 

Đây là cơ sở dữ liệu mới được xây dựng và phát triển trong vài năm gần đây. Cũng giống như hệ thống IP LIB, WIPO Publish đòi hỏi người dùng phải có chuyên môn và kỹ năng đánh giá. Mặt khác, hệ thống cũng còn nhiều bất cập và đang trong quá trình hoàn thiện.

4. Tra cứu nhãn hiệu online quốc tế

Để kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online xem đã đăng ký bảo tại Việt Nam, bạn có thể sử dụng 3 cách bên trên. Tuy nhiên, để kiểm tra nhãn hiệu nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam hoặc tại một quốc gia nào đó, bạn có thể tìm hiểu trên hệ thống Wipo.

  • Bước 1: Truy cập hệ thống wipo theo link: https://www3.wipo.int/

  • Bước 2: Tìm kiếm nhãn hiệu theo các trường được hướng dẫn.

 

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ logo công ty, logo cá nhân theo quy định mới nhất!

5. Tra cứu nhãn hiệu qua công báo sở hữu công nghiệp

Theo quy định, hàng tháng, các nhãn hiệu đã công bố hoặc được cấp văn bằng sẽ được công báo trên hệ thống website của Cục Sở hữu trí tuệ. Thông qua các số công báo sở hữu công nghiệp, bạn cũng có thể kiểm tra, tra cứu nhãn hiệu của mình có bị trùng với các nhãn hiệu đã đăng ký? Đối với các đơn vị mới nộp đơn, bằng cách này cũng có thể kiểm tra tình trạng đơn của mình xem đã hợp lệ và được công bố hay chưa?

Xem thêm: Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ tên sản phẩm hàng hóa?

6. Dịch vụ kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online tại Mazlaw

Trên đây là hệ thống các cách kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online nhanh chóng. Tuy nhiên, việc kiểm tra tra cứu chỉ đạt nhất khi bạn biết đánh giá kết quả hiển thị. Việc đánh giá nhãn hiệu logo của mình có khả năng phân biệt? Có khả năng và đảm bảo điều kiện đăng ký bảo hộ hay không? Công việc này vô cùng quan trọng và đòi hỏi chuyên môn. Bởi lẽ, sai một ly đi một dặm, việc đánh giá sai sẽ ảnh hưởng tới chi phí, thời gian và công sức để bạn theo đuổi một nhãn hiệu khi đăng ký.

Hiểu được những khó khăn và vướng mắc trên, Mazlaw cung cấp dịch vụ kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online hiệu quả và nhanh nhất! Với đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, quá trình kiểm tra tra cứu được tổng hợp dựa trên cả 5 cách trên. Đồng thời, chuyên viên của Mazlaw sẽ có những đánh giá, phân tích và đưa ra phương án tối ưu nhất cho khách hàng của mình.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để đăng ký dịch vụ kiểm tra tra cứu nhãn hiệu!

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 7 Trung bình: 5]