Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong sở hữu trí tuệ

Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong sở hữu trí tuệ được coi là một trong những bước ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu đã được bảo hộ. Trong phạm vi bài viết, Mazlaw sẽ hướng dẫn các cá nhân, tổ chức cách viết thư khuyến cáo và thực hiện các bước xử lý xâm phạm nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để luật sư tư vấn các bước xử lý vi phạm nhãn hiệu trong sở hữu trí tuệ!

Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong sở hữu trí tuệ

Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong sở hữu trí tuệ

1. Khi nào cần sử dụng thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu?

Gửi thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu là một trong những quyền nhãn hiệu của chủ sở hữu.

Khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, các chủ sở hữu ngay lập tức có thể gửi thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu tới bên vi phạm, bên có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ của mình.

Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu bao gồm:

Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung) quy định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Hình ảnh minh họa: Hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Xem thêm: Cách kiểm tra nhãn hiệu xem có đang bị vi phạm/vi phạm với nhãn hiệu khác hay không?

2. Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong sở hữu trí tuệ

2.1. Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu là gì? 

Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu là văn bản thông báo về các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu của chủ thể khác khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong đó, chủ sở hữu sẽ khuyến cáo và yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ.

Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc trong quá trình ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu. Tuy nhiên, gửi thư khuyến cáo là bước quan trọng và cần thiết nhằm mục đích:

  • Nâng cao ý thức pháp luật nói chung và kiến thức pháp lý về sở hữu trí tuệ nói riêng cho mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh.
  • Thư cũng nhằm cảnh báo, thông báo cho bên vi phạm biết hành vi xâm phạm của họ. Dù là vô tình hoặc cố ý thì những hành vi đó đều đang xâm phạm quyền nhãn hiệu được phát luật quy định. Qua thư khuyến cáo, bên vi phạm sẽ biết được hành vi vi phạm của mình, có thể chủ động chấm các hoạt động xâm phạm nhãn hiệu. Rút ngắn thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện các hành vi ngăn chăn, xử lý xâm phạm nhãn hiệu. Giảm thiểu một phần những rủi ro và hai bên trong kinh doanh, sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
  • Gửi thư khuyến cáo cũng nhằm mục đích giúp được ý đồ và mục đích của đơn vị xâm phạm, từ đó có những phương án xử lý xâm phạm quyền nhãn hiệu phù hợp tiếp theo.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền!

2.2 Cấu trúc thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao là một văn bản cần đầy đủ nội dung thông tin chủ sở hữu và nhãn hiệu bị vi phạm; thông tin bên vi phạm và các dấu hiệu, hành vi vi phạm; các yêu cầu của bên bị vi phạm.

Một thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu giống như một văn bản thông thường, cần đầu đủ ba phần: mở đầu, nội dung và phần kết.

MỞ ĐẦU THƯ KHUYẾN CÁO HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU

Trong phần mở đầu, Bên bị vi phạm cần cung cấp thông tin:

  • Thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu bị vi phạm: Tên; địa chỉ; thông tin nhãn hiệu bị xâm phạm; tài liệu chứng minh quyền sở hữu.
  • Thông tin bên vi phạm và tiêu đề của thư khuyến cáo.
Phần mở đầu thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Phần mở đầu thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu

PHẦN NỘI DUNG THƯ KHUYẾN CÁO HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU

Đây là phần quan trọng nhất của thư khuyến cáo, bên bị vi phạm cần sử dụng những lập luận, ngôn ngữ sắc bén và căn cứ pháp lý chính xác để phân tích và nêu rõ những dấu hiệu, hành vi xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị vi phạm. Đồng thời, chủ sở hữu phải đưa ra những dấu hiệu, hành vi và bằng chứng cụ thể để chứng minh, nhằm mang tính thuyết phục và khuyến cáo mạnh mẽ nhất trong thông báo tới đơn vị vi phạm. Cụ thể phần nội dung thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu như sau:

  • Trước tiên, đưa ra những căn cứ, tài liệu chứng minh, mình là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu.Số giấy chứng nhận nhãn hiệu được cấp; Đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu khác chứng mình quyền sở hữu nhãn hiệu đang bị xâm phạm.
  • Tiếp theo, nêu ra các dấu hiệu/hành vi/hoạt động của bên vi phạm mà mình biết được qua thực tế kinh doanh; qua dữ liệu hồ sơ cục sở hữu trí tuệ.
  • Bằng các biện pháp so sánh, đối chiếu, lập luận, phản biện… kết hợp với quy định của Luật sở hữu trí tuệ để khẳng định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị xâm phạm. Trường hợp có văn bản giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, đơn vị có thể cung cấp kèm theo thư khuyến cáo.
  • Đặc biệt, trong phần nội dung thư khuyến cáo, chủ sở hữu cần nêu rõ những mong muốn, những khuyến cáo của mình đối với bên vi phạm: yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm; thu hồi sản phẩm, biển bảng đang kinh doanh, các hoạt động quảng bá, marketing ảnh hưởng tới nhãn hiệu bị vi phạm; rút đơn đăng ký nhãn hiệu, xin lỗi chủ sở hữu, bồi thường thiệt hại….

Trong nội dung thư khuyến cáo, chủ sở hữu cần nêu rõ thời hạn để đơn vị xâm phạm khắc phục và chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Cảnh báo các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm tiếp theo trong trường hợp vẫn tiếp tục vi phạm quyền nhãn hiệu.

PHẦN KẾT THƯ KHUYẾN CÁO XÂM PHẠM NHÃN HIỆU

Phần kết thư khuyến cáo xâm phạm nhãn hiệu ngắn gọn, súc tích nhưng luôn có ý nghĩa nhất định. Đây là phần chốt lại vấn đề, mong muốn của Bên bị vi phạm. Do đó, trong phần này, bạn cần một lần nữa nhắc lại tóm tắt ý chí, nguyện vọng của chủ sở hữu.

Xem thêm: Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký bảo hộ không?

3 Dịch vụ soạn thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu tại Mazlaw

Xâm phạm nhãn hiệu là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền nhãn hiệu; lợi ích kinh tế của các chủ sở hữu. Trong thực tế, vấn nạn trên đã gây bức xúc đối với những cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền.

Tuy nhiên, khi rơi vào trường hợp bị xâm phạm quyền nhãn hiệu, đã không ít các chủ sở hữu cảm thấy bối rối không biết xử lý ra sao? Cần thực hiện biện pháp nào trước tiên và phù hợp nhất để Bên vi phạm chấm dứt các hành vi xâm phạm đó?

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để đăng ký dịch vụ soạn thảo thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu tại Mazlaw!

Hiểu rõ được những khúc mắc trên, Mazlaw luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và hỗ trợ các đơn vị, cá nhân bị xâm phạm quyền nhãn hiệu dịch vụ soạn thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Với đội ngũ chuyên viên, luật sư nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu nói riêng, Mazlaw đã hỗ trợ thành công nhiều đơn vị khách hàng trong quá trình xử lý vi phạm. Đặc biệt là dịch vụ soạn và gửi thư khuyến cáo hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu.

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo thư khuyến cáo, Mazlaw còn tư vấn và hỗ trợ chủ sở hữu nhãn hiệu các biện pháp khác trong ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu: Giám định vi phạm; đại diện khách hàng tham gia tố tụng trong quá trình kiện xử lý vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại…

Quý đơn vị có thể tham khảo các dịch vụ khác tại Mazlaw:

 

 

 

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 20 Trung bình: 5]