Hướng dẫn soạn thảo công văn trả lời Cục sở hữu trí tuệ trong đăng ký nhãn hiệu!

Công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ là văn bản được người nộp đơn gửi/phúc đáp cục sở hữu trí tuệ trong quá trình đăng ký nhãn hiệu với nhiều mục đích và lý do khác nhau. Dưới đây, Mazlaw sẽ hướng dẫn chủ đơn cách soạn thảo mẫu công văn phúc đáp cục sở hữu trí tuệ một cách khoa học và đáp ứng yêu cầu.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được Luật sư hướng dẫn các bước trả lời công văn cục sở hữu trí tuệ!

Công văn trả lời Cục sở hữu trí tuệ trong đăng ký nhãn hiệu!

Công văn trả lời Cục sở hữu trí tuệ trong đăng ký nhãn hiệu!

1. Các trường hợp cần soạn thảo công văn trả lời Cục sở hữu trí tuệ

i. Công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ trường hợp nhận Thông báo thẩm định hình thức

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Cục sẽ gửi thông báo dự định từ chối đơn do không hợp lệ hình thức hoặc cố thiếu sót trong đơn đăng ký.

Các trường hợp chủ đơn nhận được thông báo dự định từ chối về hình thức:

  • Đơn nhãn hiệu thiếu các tài liệu đi kèm: Giấy ủy quyền; Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn; Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên…
  • Đơn hoặc các tài liệu đi kèm bị rách, mờ nhòe hoặc không đáp ứng các điều kiện form mẫu, ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ.
  • Thông tin chủ đơn chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ.
  • Mẫu nhãn hiệu chưa đáp ứng điều kiện hoặc phần mô tả nhãn hiệu chưa rõ ràng, chi tiết.
  • Danh mục sản phẩm chưa được phân loại chính xác theo Bảng phân loại Nice.
  • Chủ đơn chưa đóng đủ phí và lệ phí.

Trong các trường hợp trên, người nộp đơn có thời hạn 02 tháng để nộp công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ. Đồng thời bổ sung, sửa chữa các thiếu sót trong thông báo của Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp người nộp đơn không sửa chữa, bổ sung thiếu sót hoặc nội dung công văn gửi cục sở hữu không đạt hoặc không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ chính thức từ chối chấp nhận đơn.

Xem thêm: Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì theo quy định luật sở hữu trí tuệ?

ii. Công văn phúc đáp cục sở hữu trí tuệ trường hợp nhận Thông báo thẩm định nội dung nhãn hiệu

Sau 9 tháng kể từ ngày công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo thẩm định nội dung. Trường hợp đơn có thông báo cấp văn bằng sẽ là một thuận lợi, thành công đối với người nộp đơn. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, chủ đơn sẽ nhận được thông báo từ chối về nội dung do nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Lúc này, người nộp đơn có quyền từ bỏ nhãn hiệu hoặc đưa ra phương án theo đuổi nhãn hiệu bằng cách gửi công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ.

Đơn nhãn hiệu sẽ bị từ chối với các trường hợp sau đây:

  • Toàn bộ nhãn hiệu và sản phẩm/dịch vụ do trùng hoặc tương tự/gây nhầm lẫn với đối chứng
  • Một phần nhãn hiệu hoặc một số sản phẩm/dịch vụ bị trùng hoặc tưng tự/gây nhầm lẫn với đối chứng
  • Nhãn hiệu đăng ký là dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu
  • Các trường hợp khác …

Khi nhận được thông báo kết quả thẩm định nội dung, người nộp đơn có quyền gửi công văn phúc đáp cục sở hữu trí tuệ trong thời hạn 3 tháng. Trong trường hợp này đòi hỏi người nộp đơn cần nắm rõ quy định pháp luật và có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký, thẩm định nhãn hiệu để đưa ra phương án phản biện một cách thuyết phúc và đạt hiệu quả cao.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

iii. Công văn gửi cục sở hữu trí tuệ trong các trường hợp khác

Trong toàn bộ quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc giai đoạn sau cấp văn bằng, chủ đơn hoặc chủ sở hữu nếu có ý kiến cần bổ sung, sửa đổi, tách đơn hoặc các vấn đề liên quan đến văn bằng: sửa đổi giấy chứng nhận; cấp lại giấy chứng nhận, đều có thể làm công văn gửi cục sở hữu trí tuệ kèm hồ sơ theo quy định từng trường hợp.

Đối với chủ thể thứ ba (không phải là chủ đơn/chủ sở hữu văn bằng bảo hộ) cũng có thể làm công văn gửi Cục sở hữu trí tuệ trong trường hợp thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng: phản đối đơn; xin hủy văn bằng/chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ…

Xem thêm: Hướng dẫn viết Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu!

2. Hướng dẫn soạn thảo công văn phúc đáp Cục sở hữu trí tuệ

Bước 1: Xác định thời hạn trả lời, phúc đáp công văn Cục sở hữu trí tuệ

Việc xác định thời hạn trả lời/phúc đáp cục sở hữu trí tuệ là vô cung cần thiết. Bời lẽ, việc nắm rõ thời hạn trả lời không chỉ giúp người nộp đơn/chủ sở hữu tránh việc quá hạn phản hồi mà còn có thời gian chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và căn cứ nộp kèm công văn một cách đầy đủ, chính xác và đảm bảo quy định. Người nộp đơn cần lưu ý về thời hạn được quy định cụ thể trong Thông tư 16/2016/BKH-CN có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 như sau:

  • Về thời gian nộp công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ khi nhận được thông báo về thẩm định hình thức là hai tháng.
  • Đối với thông báo thẩm định nội dung, người nộp đơn có thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký thông báo để trả lời hoặc phản hồi cục sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xác định nội dung cần trả lời cục sở hữu trí tuệ

  • Công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ giai đoạn thẩm định hình thức

Công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ giai đoạn thẩm định hình thức khi có thông báo dự định từ chối đơn không hợp lệ, không đáp ứng về mặt hình thức. Vì vậy, khi nhận được thông báo của Cục, người nộp đơn cần xem xét và lưu ý ý kiến của cục trong thông báo để có phương án trả lời.

Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu bổ sung các tài liệu do thiếu – sai sót hoặc không đảm bảm yêu cầu về hình thức thì người nộp đơn cần nêu rõ trong công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ về việc “bổ sung hoặc chỉnh sửa…”. Đồng thời nộp kèm tài liệu theo yêu cầu.

  • Công văn phúc đáp/ phản hồi ý kiến cục sở hữu trí tuệ giai đoạn thông báo thẩm định nội dung.

Trong phần thông báo thẩm định nội dung, mỗi trường hợp sẽ là những nội dung thông báo khác nhau. Do vậy, mỗi một chủ đơn có quyền lựa chọn việc đồng ý hoặc phản đối với ý kiến mà Cục đưa ra trong thông báo. Trường hợp đồng ý với ý kiến, nội dung công văn gửi cục sở hữu trí tuệ sẽ rất đơn giản và ngắn gọn. Tuy nhiên, trường hợp phản đối, người nộp đơn cần có ý kiến và căn cứ lập luận để phản biện, thuyết phục chuyên viên trong từng trường hợp.

  1. Trường hợp: Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, không đáp ứng điều kiện bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu
  2. Trường hợp: Nhãn hiệu mang tính mô tả sản phẩm, dịch vụ hoặc chất lượng của sản phẩm
  3. Trường hợp:Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với một hoặc một số nhãn hiệu đã đăng ký trước đây cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ (nhãn hiệu đối chứng)
  4. Các trường hợp khác theo từng đơn đăng ký nhãn hiệu.

Xem thêm: Cách kiểm tra nhãn hiệu xem đã có ai đăng ký hay chưa?

Bước 3: Soạn thảo mẫu công văn phúc đáp cục sở hữu trí tuệ

Công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ cần đảm bảo về hình thức và hiệu quả về mặt nội dung, người soạn thảo cần có bước chuẩn bị, lập dàn ý, tìm hiểu và tập hợp các căn cứ pháp lý, án lệ (tình huống tương tự). Trong phần này, Mazlaw sẽ hướng dẫn soạn thảo mẫu công văn gửi cục sở hữu trí tuệ theo quy chuẩn chung nhất.

Yêu cầu chung khi soạn thảo công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ:

  • Thống nhất nội dung, chủ đề của công văn. Mỗi công văn chỉ chứa đựng và tập trung một chủ đề, nêu rõ ràng và không lan man.
  • Viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, ý tưởng phải sát với chủ đề.
  • Dùng ngôn ngữ lịch sự, nghiêm túc, có sức thuyết phục cao, hạn chế sử dụng ngôn ngữ địa phương.
  • Có thể thức, hình thức đúng quy định của Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định thể thức văn bản hành chính.

Bố cục công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ

  • Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
  • Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
  • Số, ký hiệu của văn bản.
  • Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

TÊN ĐƠN VỊ GỬI CÔNG VĂN

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

************

Hà Nội, ngày    tháng     năm 20….

  • Tên loại và trích yếu nội dung văn bản., công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ
CÔNG VĂN

V/v: trả lời thông báo số     /SHTT về thẩm định hình thức/thẩm định nội dung/bổ sung tài liệu… cho đơn nhãn hiệu 4-2022-XXXX

  • Nội dung văn bản, nội dung công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ .
  • Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
  • Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức
  • Nơi nhận.
Kính gửi: Cục sở hữu trí tuệ

Công ty …. – chủ đơn đăng ký nhãn hiệu số …..

Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…

Nội dung: tùy thuộc vào mục đích công văn là gì mà chủ đơn trình bày nội dung mang tính thống nhất và trọng tâm tại phần nội dung trên.

  • Công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ về thẩm đình hình thức: Người nộp đơn cần nêu rõ nội dung xin bổ sung, chỉnh sửa, đính chính….
  • Công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ khi có kết quả thẩm định nội dung: Người nộp đơn nêu rõ quan điểm đồng ý với kết quả hay phản đối ý kiến của Cục. Vì sao? Nêu căn cứ và ví dụ, phân tích cụ thể….
  • Công văn gửi cục sở hữu trí tuệ trong các trường hợp khác:

Kết thúc: Trên đây là nội dung phản hồi/ý kiến của đơn vị… Rất mong Quý Cục quan tâm/xem xét và có phản hồi trong thời gian sớm….

Trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

  • Cục SHTT
  • Phòng hành chính
  • ….
Đại diện công ty

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

  • Ngoài ra, văn bản có thể bổ sung thêm các thành phần khác như: Phụ lục; Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành; Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành; Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất!

3. Dịch vụ soạn thảo công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ

Công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ không chỉ là văn bản hành chính mang tính chất thông báo thông thường. Trong nhiều tình huống, công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ mang tính phản hồi/phúc đáp/phản đối/thông báo các nội dung có ảnh hưởng trực tiếp quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu cũng như kết quả thẩm định nhãn hiệu.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được Luật sư hướng dẫn soạn thảo công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ!

Mazlaw – là đơn vị tư vấn và thực hiện dịch vụ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, đội ngũ luật sư cùng chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng thành công trong soạn thảo công văn trả lời trả cục sở trí tuệ nhằm khắc phục thiếu sót của đơn hoặc phúc đáp ý kiến thẩm định nội dung đối với đơn nhãn hiệu.

Dịch vụ soạn thảo công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ tại Mazlaw

Dịch vụ soạn thảo công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ tại Mazlaw

Dịch vụ soạn thảo công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ tại Mazlaw không chỉ giúp khách hàng đảm bảo về mặt thời hạn trả lời, hình thức văn bản trả lời mà với mỗi khách hàng, với mỗi trường hợp cụ thể, luật sư sẽ trao đổi, làm việc với khách hàng. Đồng thời tìm hiểu nội dung thông báo, nghiên cứu quy định, căn cứ pháp lý để có phương án xây dựng công văn trả lời cục sở hữu trí tuệ phù hợp và hiệu quả nhất.

Xem thêm các dịch vụ khác tại Mazlaw:

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 12 Trung bình: 5]