Hướng dẫn thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay được coi là một vấn nạn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các hành vi xâm phạm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt kinh tế cũng như uy tín của các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước đã ban hành các quy định nhằm xử xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quyền tác giả. Dưới đây, Luật Maz sẽ hướng dẫn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự theo quy định mới nhất của luật sở hữu trí tuệ!

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để luật sư hướng dẫn các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả!

Hướng dẫn xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam

1. Thế nào là xâm phạm quyền tác giả? Cách để xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả?

1.1. Thế nào là xâm phạm quyền tác giả?

Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm quyền tác giả là hành vi sử dụng hoặc sao chép một tác phẩm của tác giả mà không có sự cho phép của người sở hữu bản quyền. Hành vi này có thể bao gồm việc sao chép, phát hành, trình bày, phân phối, bán hoặc sử dụng tác phẩm đó một cách trái phép.

Việc xâm phạm quyền tác giả là một hành vi vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý, bao gồm việc bị kiện cáo và phải bồi thường thiệt hại cho người sở hữu bản quyền. Điều này cũng ảnh hưởng đến đạo đức và trách nhiệm của người sử dụng tác phẩm đó.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

Luật sở hữu trí tuệ 2022 (sửa đổi, bổ sung), các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 28 như sau:

  • Xâm phạm quyền nhân thân:

Tự ý đặt tên cho tác phẩm; Tự ý đứng tên trên tác phẩm khi chưa được sự đồng ý của tác giả; không nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm khi công bố hay sử dụng; Không công bố tác phẩm hoặc tự ý công bố tác phẩm; xuyên tạc; sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

  • Xâm phạm quyền tài sản được quy định tại Điều 20 của luật này:

Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm; Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;  Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

  • Các hành vi vi phạm quyền tác giả khác theo quy định:

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.

Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.

– Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

-Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

-Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.

  • Ví dụ về xâm phạm quyền tác giả:

Dưới đây là một số trường hợp Ví dụ về quyền tác giả bị xâm phạm trên thực tế:

Hiện nay, trong lĩnh vực âm nhạc, nhiều ca sĩ sử dụng ca khúc để biểu diễn nhưng chưa xin phép hoặc chưa được sự đồng ý của tác giả. Hay trên thị trường hiện nay, có nhiều đối tượng sao chép sách để bán mà chưa được sự đồng ý của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả…

Xem thêm: Các bước xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định về sở hữu trí tuệ!

1.2. Cách xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả?

Để Xác định quyền tác giả có bị xâm phạm bởi đối tượng có dấu hiệu xâm phạm hay không? Tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả cần phải xem xét thông qua các yếu tố sau đây:

  •  Yếu tố thứ nhất: Đối tượng bị xem xét có thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền tác giả hay không?
  •  Yến tố thứ 2: Sau khi xem xét và khẳng định đối tượng bị xem xét là một trong các đối tượng được bảo hộ theo quy định về quyền tác giả. Tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả cần xác định xem có yếu tố xâm phạm trong trường hợp này theo như quy định Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ hay không?
  • Yếu tố thứ 3: Cần xác minh chủ thể thực hiện hành vi có dấu hiệu xâm phạm có thuộc đối tượng ngoại lệ được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26 của Luật Sở hữu trí tuệ hay không?
  • Yếu tố thứ 4: Xác định hành vi có dấu hiệu xâm phạm được thực hiện (xảy ra) ở đâu? Có thuộc điều chỉnh của pháp luật Việt Nam hay không? Thời điểm xảy ra hành vi có dấu hiệu xâm phạm là khi nào?

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để luật sư hướng dẫn các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả!

2. Quy trình xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả 

Sau khi cơ bản xác định được đối tượng xâm phạm và các dấu hiệu xâm phạm, tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả cần tiến hành quy trình xử lý vi phạm, xâm phạm quyền tác giả.

Quy trình xử lý xâm phạm quyền tác giả gồm các bước:

  • Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu, căn cứ chứng minh hành vi xâm phạm, đối tượng xâm phạm. Lập vi bằng đối với các căn cứ, tài liệu đã thu thập được.
  • Bước 2: Thực hiện giám định đối với đối tượng/hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả.
  • Bước 3: Gửi thư thông báo cảnh báo đối với chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả
  • Bước 4: Áp dung các biện pháp xử lý xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật.

Tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả lưu ý:

Việc gửi thư thông báo cảnh báo đối với chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả là không bắt buộc trong quy trình xử lý xâm phạm. Tuy nhiên, đây là động thái vô cùng quan trọng giúp tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả đánh giá được mức độ xâm phạm của đối tượng xâm phạm. Đây được coi là một trong những động thái thực hiện quyền tự bảo vệ quyền tác giả của chủ sở hữu.

Thư cảnh báo mang tính chất thông báo, thể hiện tinh thần hòa giải nhưng đồng thời cũng thể hiện sự dứt khoát của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả đối với những hành vi xâm phạm. Trong nhiều trường hợp, sau khi nhận được thư thông báo cảnh báo về hành vi xâm phạm cũng như ý kiến của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm sẽ có những động thái tiếp thu và khắc phục hậu quả. Đồng thời, hạn chế được những thiệt hại về thời gian, công sức và tài chính.

Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo thư khuyến cáo hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu, thương hiệu!

3. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật

Liên quan đến các dấu hiệu xâm phạm, tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau theo quy định Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2022 (sửa đổi, bổ sung), bao gồm:

Áp dụng biện pháp dân sự:

Yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Áp dụng biện pháp hành chính: 

Khi tiến hành xử lý xâm phạm quyền tác giả, tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ

  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005 hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
  • Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
  • Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Theo đó, Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Mức phạt tiền tối đa trong trường hợp vi phạm có thể lên tới 500.000.000 đồng. Đồng thời, hình phạt bổ sung là thu hồi, dỡ bỏ và tiêu hủy toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả.

Áp dụng biện pháp hình sự:

Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, tại khoản 4 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ!

5. Dịch vụ xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Mazlaw

Trong nhiều năm qua, không chỉ tự hào là một trong những tổ chức đại diện hỗ trợ các chủ thể đăng ký xác lập và được cấp giấy chứng nhận bản quyền, quyền tác giả với tỉ lệ 100%. Mazlaw (Luật Maz) còn tự hào là đơn vị đại diện, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục xử lý xâm phạm quyền tác giả trên toàn quốc.

Với đội ngũ luật sư giỏi chuyên về sở hữu trí tuệ và chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm có chuyên môn cao, tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo hàng đầu trên cả nước, Mazlaw luôn sẵn sàng trực tiếp tư vấn, tiếp nhận và hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá đối tượng, hành vi có dấu hiệu xâm phạm. Thu thập các tài liệu, chứng cứ và đại diện khác hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả. Đại diện khách hàng tham gia tố tụng trong các trường hợp có tranh chấp hay đòi bồi thường thiệt hại.

Cụ thể:

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, hồ sơ xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả; căn cứ chứng minh thiệt hại
  • Thay mặt khách hàng thu thập chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả
  • Thay mặt khách hàng thực hiện hồ sơ, yêu cầu xử lý vi phạm tại các cơ quan có thẩm quyền
  • Đại diện khách hàng giám định sở hữu trí tuệ đối với dấu hiệu, hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Đại diện khách hàng thực hiện các quyền tự bảo vệ trong xử lý vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ
  • Thực hiện soạn thảo thư khuyến cáo hành vi xâm phạm quyền tác giả
  • Thay mặt khách hàng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả
  • Đại diện khách hàng khởi kiện đơn vị vi phạm, áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm

Tham khảo các dịch vụ khác tại Mazlaw:

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 2 Trung bình: 5]
Hướng dẫn thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là thủ tục dành người thứ ba có ý kiến với Cục sở hữu trí tuệ về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký, nhằm ngăn chặn hành vi sử dụng và đăng ký không đúng quy định. Ý kiến phản đối sẽ được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây, Luật Maz sẽ hướng dẫn thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để luật sư tư vấn và hỗ trợ thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu!

Hướng dẫn thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Hướng dẫn thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

1. Quy định về thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu 

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Tại Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu cũng như phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích …

Sau khi tiếp nhận hồ sơ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của bên thứ ba, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và giải quyết yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở các chứng cứ, lập luận của hai bên. Dựa theo các chứng cứ và lập luận, phản biện của các bên, Cục SHTT sẽ ra thông báo giải quyết phản đối nhãn hiệu theo các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Ra quyết định không cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCN ĐKNH) đối với nhãn hiệu bị phản đối trường hợp nhận thấy đã có đủ cơ sở để giải quyết.
  • Trường hợp 2: Nếu xét thấy ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét ý kiến và nêu rõ lý do bằng văn bản.
  • Trương hợp 3: Trong trường hợp cần thêm ý kiến, tài liệu của các bên, Cục sở hữu trí tuệ có thể thông báo ý kiến phản đối tới Chủ đơn bị phản đối và ấn định thời hạn để trả lời, phúc đáp bằng văn bản. Trong trường hợp này, bên thứ ba có thể nộp bổ sung công văn giải trình về việc phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi, nếu xét thấy cần thiết, Cục SHTT sẽ thông báo cho bên phản đối để tiếp tục có ý kiến bổ sung.

Thời hạn thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Tại Điều 112 và 112a Luật sở hữu trí tuệ 2022 (sửa đổi, bổ sung) quy định: Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó.

Cụ thể: Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, thời hạn phản đối đơn là: Năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo về thời hạn phản đối các đơn sở hữu công nghiệp khác:

  • Chín tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;
  • Bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;
  • Ba tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.

Về thời hạn xử lý đối với thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối của người thứ ba bằng hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến đó tới người nộp đơn (chủ đơn nhãn hiệu bị phản đối) và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn trả lời, phúc đáp bằng văn bản.

Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người thứ ba và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người thứ ba trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó.

Ai là  người có quyền thực hiện phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu?

Mặc dù Luật sở hữu trí tuệ đã quy định: Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với Cục sở hữu trí tuệ về việc cấp hay không cấp giấy chứng nhận cho đơn nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, trên thực tiễn, thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị sau đây:

  • Trường hợp 1: Người thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là cá nhân, tổ chức, đơn vị – chủ sở hữu của nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận cho rằng: Nhãn hiệu mới nộp đơn đăng ký có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu mà mình đang được bảo hộ.
  • Trường hợp 2: Bất kỳ bên thứ ba nào nhận thấy: Nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký có dấu hiệu sai phạm về hồ sơ, thủ tục hay quy trình đăng ký, đều có thể có ý kiến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu đó.
  • Trường hợp 3: Cá nhân, tổ chức hay đơn vị đang sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu trên thực tế (Có thể chưa đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ) nhưng cho rằng đơn nhãn hiệu mới nộp có dấu hiệu xâm phạm quyền lợi, ảnh hưởng tới lợi ích kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng có thể thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý rằng: Một đơn nhãn hiệu, có thể bị phản đối bởi một hoặc nhiều bên thứ ba. Ngược lại, một cá nhân hay tổ chức, đơn vị có thể tiến hành phản đối nhiều đơn nhãn hiệu khác nhau.

Lợi ích của việc phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là gì?

Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là thủ tục được thực hiện bởi bên thứ ba nộp đơn phản đối đối với đơn đăng ký nhãn hiệu của bên kia. Mục đích của phản đối nhằm bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của bên phản đối hoặc đảm bảo tính độc quyền, sự phân biệt và tính nhất quán của hệ thống nhãn hiệu. Quy trình phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu thường được thực hiện thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ như Cục Sở hữu trí tuệ.

Hiện nay, theo quy định, ý kiến phản đối sẽ được coi là nguồn thông tin tham khảo để Cục sở hữu trí tuệ xem xét trong quá trình thẩm định đối đơn nhãn hiệu. Như vậy, có thể thấy, việc phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là một trong những biện pháp để chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình. Đồng thời ngăn chặn những hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo công văn cảnh báo xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu!

2. Hướng dẫn thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Ý kiến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được coi là một nguồn thông tin tham khảo trong quá trình xử lý đơn khi và chỉ khi đơn phản đối được lập thành văn bản và nộp theo quy trình.

Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Tìm hiểu thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu mà bạn dự định phản đối: Số đơn, chủ đơn, ngày nộp đơn và thông tin nhãn hiệu, nhóm hàng hóa/dịch vụ đăng ký.
  • Bước 2: Thu thập nguồn thông tin, tài liệu căn cứ để chứng minh nội dung, lý do phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu. Lập hồ sơ phản đối theo quy định và nộp kèm các tài liệu, căn cứ chứng minh.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục sở hữu trí tuệ có trách nhiệm xử lý ý kiến phản đối theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Xem thêm: Các bước xử lý xâm phạm nhãn hiệu logo theo quy định mới nhất!

Hồ sơ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Tờ khai phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu được hoàn thiện đầy đủ các nội dung thông tin
  • Văn bản nêu rõ nội dung phản đối, lý do phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Các tài liệu, chứng cứ, nguồn thông tin hợp pháp chứng minh nội dung phản đối
  • Phí và lệ phí thực hiện phản đối theo quy định

3. Dịch vụ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mazlaw 

Thủ tục phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung và thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu nói riêng luôn đòi hỏi người thực hiện cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để đánh giá mức độ xâm phạm của đối tượng dự định phản đối. Bên cạnh đó, người thực hiện cần nắm chắc các quy định về mặt thủ tục và hồ sơ nhằm đảm bảo quy trình phản đối đơn đúng theo quy định và đem lại hiệu quả.

Trong nhiều năm là đơn vị tư vấn, hỗ trợ và đại diện các cá nhân, đơn vị, tổ chức có quyền lợi bị ảnh hưởng thực hiện các thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, phản đối cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu, Mazlaw hiểu rõ được những khó khăn cũng như những mong muốn của người phản đối.

Tại Mazlaw, đội ngũ luật sư và chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ trực tiếp tiếp nhận và hỗ trợ, đại diện bạn thực hiện các công việc liên quan tới thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, cũng như bảo vệ quyền lợi của bạn đối với nhãn hiệu, thương hiệu bị xâm phạm.

  • Phân tích, đánh giá nhãn hiệu dự định phản đối. Từ đó chỉ ra mức độ xâm phạm đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
  • Thu thập tài liệu, căn cứ chứng minh đối với nội dung phản đối.
  • Lập hồ sơ phản đối, soạn thảo mẫu công văn phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Thay mặt khách hàng tiến hành các thủ tục với cơ quan nhà nước.
  • Tư vấn pháp lý và hỗ trợ khách hàng trong toàn bộ quá trình theo dõi và thực hiện phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, phản đối cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu

Trong các trường hợp cần thiết, luật sư sẽ đại diện khách hàng để gửi thông báo cảnh báo xâm phạm tới cá nhân hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu.

Các dịch vụ khác được hỗ trợ Mazlaw:

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để luật sư tư vấn và hỗ trợ thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu!

 

 

 

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 9 Trung bình: 5]