Biểu phí đăng ký mã số mã vạch sản phẩm theo quy định năm 2021

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online theo quy định năm 2021 là bài viết hướng dẫn chi tiết về thủ tục và các quy định liên quan đến đăng ký mã số mã vạch. Dưới đây, Mazlaw sẽ có những hướng dẫn cụ thể để các tổ chức, đơn vị có thể tiến hành hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online hoặc trực tiếp theo quy định tại Trung tâm mã số mã vạch quốc gia năm 2021.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm!

 

Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online theo quy định năm 2021

Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online theo quy định năm 2021

1. Điều kiện đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online

  • Chủ thể đăng ký mã số mã vạch sản phẩm 

Theo quy định, chủ thể đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online phải là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, sản xuất hoặc đơn vị thực hiện xuất nhập khẩu, phân phối sản phẩm, hàng hóa được cấp đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập … và có mã số thuế.

Cụ thể: Công ty Cổ phần hoặc Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh … Một số trường hợp khác có thể là hội, tập thể … nhưng phải đáp ứng điều kiện là có mã số thành lập hoặc mã số thuế.

  • Kiểm tra lịch sử đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online

Trong quá trình hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm hàng hóa, Mazlaw luôn đặt câu hỏi đầu tiên: “Đơn vị đã đăng ký mã số mã vạch sản phẩm bao giờ chưa?” Bởi lẽ, trường hợp chưa đăng ký sẽ hoàn toàn khác so với việc đơn vị đã từng đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

  • Trường hợp đơn vị đăng ký sử dụng mã số mã số mã vạch lần đầu và chưa đăng ký tà khoản trên hệ thống kê khai, hồ sơ được tiến hành bình thường theo quy trình về thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm.
  • Trường hợp đơn vị đã đăng ký sử dụng mã số mã vạch, đơn vị cần kiểm tra lại tình trạng của mã cũ và hoàn tất lịch sử đóng phí duy trì trước khi xin sử dụng mã mới.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại Việt Nam!

2. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online theo quy định năm 2021

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online được quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP chi tiết về thủ tục và hồ sơ đăng ký. Theo đó, các đơn vị cần chuẩn bị các tài liệu như sau:

  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
  • Danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch
  • Bản đăng ký kinh doanh (công chứng chứng thực) của đơn vị đăng ký
  • Biên lai nộp phí và lệ phí (trường hợp chuyển khoản)

Một số lưu ý về hồ sơ dăng ký mã số mã vạch online:

  • Nội dung tờ khai đăng ký sử dụng và bản danh mục cần điền đầy đủ thông tin, ký và đóng dấu theo quy định
  • Số lượng: 1 bản
  • Đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị sản sao Quyết định thành lập.
  • Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch online phải giống với hồ sơ giấy khi nộp về Trung tâm Mã số mã vạch

Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục đăng ký nhãn hiệu online theo quy định mới nhất!

3. Chi phí đăng ký mã số mã vạch online

Hiện nay, mức thu phí đăng ký sử dụng mã số mã vạch sản phẩm hàng hóa được áp dụng theo Thông tư 232/2016-BTC của Bộ tài chính quy định về mức thu , nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

Phí đăng ký sử dụng mã số mã vạch sẽ bao gồm hai loại phí: Phí đăng ký cấp mã và phí duy trì tài khoản cho năm đầu tiên. Tùy thuộc vào loại mã đơn vị lựa chọn và thời điểm nộp hồ sơ đăng ký trong năm mà chi phí đăng ký đối với mỗi đơn vị là khác nhau.

  • Các đơn vị có thể tham khảo biểu phí đăng ký sử dụng tùy theo loại mã trong nước hay nước ngoài theo bảng dưới đây:
Biểu phí đăng ký sử dụng mã số mã vạch sản phẩm

Biểu phí đăng ký sử dụng mã số mã vạch sản phẩm

  • Chi tiết biểu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch
Biểu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch theo năm

Biểu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm

 

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm!

4. Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online là bước đầu tiên trong quy trình nộp hồ sơ xin đăng ký sử dụng mã số mã vạch. Từ đầu năm 2021, Trung tâm mã số mã vạch quốc gia đã triển khai dịch vụ đăng ký tài khoản cho các đơn vị, tổ chức theo cổng dịch vụ công và theo hệ thống truy cập NBC.

Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch online

Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online gồm các bước:

  • Bước 1: Truy cập hệ thống đăng ký mã số mã vạch online VNPC
  • Bước 2: Lựa chọn mục đăng ký tài khoản và kê khai thông tin đơn vị
  • Bước 3: Truy cập tài khoản được cấp và kê khai hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn

Những lưu ý trong quá trình đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online

  • Cần tạo tài khoản trên hệ thống VNPC trước khi kê khai thông tin. Mỗi mã số thuế hay mã số đơn vị chỉ đăng ký được một tài khoản.
  • Một tài khoản có thể đăng ký nhiều mã cho đơn vị chủ tài khoản.
  • Các thông tin về địa chỉ liên hệ: số điện thoai, email cần chính xác để hệ thống liên hệ, gửi thông tin tài khoản.
  • Quá trình đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online chỉ là một bước trong quá trình nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm của đơn vị.
  • Sau khi nộp hồ sơ online thành công, các đơn vị cần tiến hành nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại các văn phòng của Trung tâm mã số mã vạch hoặc chuyển phát theo đường bưu điện.
  • Bước đóng phí có thể thực hiện ngay sau khi kê khai online hoặc đơn vị đóng phí khi hoàn tất hồ sơ giấy gửi tới Trung tâm Mã số mã vạch.

Xem thêm: Hướng dẫn kê khai mã số mã vạch sản phẩm trên hệ thống VNPC

5. Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online thông qua Mazlaw

Đăng ký mã số mã vạch online là thủ tục hành chính bao gồm nhiều giai đoạn và đòi hỏi người thực hiện hồ sơ phải có kinh nghiệm và chuyên môn. Đặc biệt, sau khi đăng ký và được cấp mã doanh nghiệp trên thống, đơn vị cần đăng nhập tài khoản và kê khai cụ thể từng sản phẩm để có mã số tương ứng. Sau khi có mã, đơn vị cần thực hiện chuyển đổi sang mã vạch trước khi in trên sản phẩm hàng hóa.

Thực tế, trong quá trình hoạt động, chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp vướng mắc các vấn để như trên. Để giúp đỡ các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm, Mazlaw đã cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch uy tín. Hoạt động trên nhằm giúp các doanh nghiệp tối giản về thời gian, thủ tục và công sức trong quá trình đăng ký mã số mã vạch.

Nhiều năm qua, Mazlaw đã cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm online hơn một nghìn đơn vị tư nhân và tổ chức nhà nước trong quá trình cấp mã số mã vạch, kê khai thông tin, chuyển đổi mã số sang mã vạch, hướng dẫn và hỗ trợ duy trì, sử dụng tài khoản.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm!

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 13 Trung bình: 5]

Dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa là dịch vụ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ cho các chủ sở hữu. Dưới đây, Mazlaw sẽ cung cấp tới các cá nhân, tổ chức và đơn vị dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa uy tín và chuyên nghiệp nhất!

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn chi tiết thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo!

Dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa uy tín tại Việt Nam

Để đăng ký dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa. Trước hết, Mazlaw sẽ giới thiệu qua một số thông tin về hồ sơ và các bước làm nhãn hiệu hàng hóa hay còn gọi là thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

1. Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Tra cứu nhãn hiệu trước khi sử dụng dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa là thủ tục không bắt buộc. Tuy nhiên, trước mỗi một hồ sơ khách hàng đăng ký nhãn hiệu, Mazlaw luôn tư vấn cho chủ đơn các quy định của Luật sở hữu trí tuệ về điều kiện và yếu tố không được bảo hộ. Đồng thời hỗ trợ khách hàng kiểm tra sơ bộ nhãn hiệu xem đã có ai đăng ký trước hay chưa? Trường hợp trùng hoặc tương tự, chuyên viên sẽ có phương án tư vấn để khách hàng sửa đổi, thay thế sao cho phù hợp và đảm bảo tỉ lệ bảo hộ cao nhất cho nhãn hiệu.

Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay đang áp dụng theo nguyên tắc nộp đơn trước tiên. Cụ thể: Cùng một nhãn hiệu nhưng chủ đơn nào nộp đơn trước thì chủ đơn đó sẽ được cấp giấy chứng nhận. Các cá nhân, đơn vị nộp đơn sau sẽ bị đánh giá là trùng hoặc tương tự.

Như vậy việc kiểm tra nhãn hiệu trước khi thực hiện dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa sẽ giúp chủ đơn hạn chế tối đa rủi ro, tiết kiệm được chi phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu.

Xem thêm: Cách tra cứu nhãn hiệu online nhanh và hiệu quả!

2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền 

Theo quy định về đăng ký nhãn hiệu, các cá nhân tổ chức tiến hành đăng ký hay gọi chung là chủ đơn cần chuẩn bị các tài liệu sau:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị theo form mẫu được quy định về sở hữu công nghiệp tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN). Trên tờ khai cần cũng cấp đầy đủ các thông tin về mẫu nhãn hiệu, nội dung mô tả nhãn hiệu, thông tin chủ sở hữu và danh mục sản phẩm hàng hóa đăng ký bảo hộ theo phân loại nice. Các thông tin trên yêu cầu đánh máy, không viết tay hay bỏ trống thông tin.

Số lượng tờ khai: 02 bản, cần ký và đóng dấu đầy đủ (nếu có).

Khi đăng ký dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw, các thông tin trên tờ khai sẽ được chuyên viên có kinh nghiệm thay mặt chủ đơn soạn thảo nhằm đảm bảo khả năng hợp lệ và rút ngắn thời gian thực hiện dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng.

Mẫu nhãn hiệu đăng ký

Để phục vụ cho quá trình công bố và thẩm định đơn, cấp giấy chứng nhận mà trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu luôn yêu cầu chủ đơn cung cấp kèm tối thiểu là 05 mẫu nhãn hiệu. Về màu sắc, kích thước và mẫu mã yêu cầu giống với mẫu nhãn hiệu trên tờ khai đăng ký.

Các tài liệu khác 

Phụ thuộc vào loại nhãn hiệu mà chủ đơn đăng ký, Mazlaw sẽ hướng dẫn đơn vị cung cấp các tài liệu đi kèm: Tài liệu xác minh chủ đơn; Giấy ủy quyền; quy chế sử dụng nhãn hiệu hay bản thuyết minh… Trong trường hợp khách hàng không nắm rõ các văn bản trên hoặc chưa có sự chuẩn bị, dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw sẽ hỗ trợ và hướng dẫn chủ đơn xây dựng các tài liệu trên.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền logo công ty, logo cá nhân!

3. Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Khi đơn nhãn hiệu của bạn nộp vào Cục sở hữu trí tuệ bằng hình thức trực tiếp, bưu điện hay online, đơn sẽ được tiếp nhận và cấp số trên hệ thống. Số đơn nhãn hiệu là mã đơn nhằm phục vụ quá trình theo dõi và thẩm định đơn đăng ký, không phải là số văn bằng được cấp.

Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu gồm các giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức của đơn nhãn hiệu và các tài liệu đi kèm: 01 tháng
  • Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền : trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức.
  • Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ có thời gian thẩm định khác nhau và sẽ kéo dài hơn so với quy định của luật. Trung bình, một đơn nhãn hiệu sẽ có thời gian thẩm định khoảng 20 – 24 tháng. Hoặc có thể dài hơn trường hợp cần bổ sung tài liệu, trả lời công văn chứng minh khả năng bảo hộ….

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn hỗ trợ rút ngắn thời gian thẩm định theo quy định!

4. Dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa uy tín tại Mazlaw

Nếu bạn đang băn khoăn về việc tìm đơn vị đại diện tiến hành dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa uy tín tại Việt Nam? Bạn có thể tìm hiểu và liên hệ với Mazlaw để được sử dụng một dịch vụ uy tín.

Dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw

Dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw

Tại sao dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw được đánh giá là uy tín?

  • Mazlaw là một trong những đơn vị hàng đầu về sở hữu trí tuệ với nhiều thành tựu về đăng ký nhãn hiệu.
  • Đội ngũ nhân sự dồi dào và nhiều kinh nghiệm: Với 12 phòng ban gồm nhiều luật sư, chuyên viên nhiều kinh nghiệm và hệ thống nhân viên chuyên nghiệp.
  • Luôn sẵn sàng hỗ trợ và tiếp nhận thông tin dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa của khách hàng một cách nhanh nhất. Mỗi một hồ sơ, Mazlaw luôn đảm bảo có ít nhất một chuyên viên hoặc một luật sư phụ trách và theo dõi xử lý từ khâu đầu tiên đến khi trao kết quả cho khách hàng.
  • Dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw được tiếp nhận rộng rãi đối với tất cả các cá nhân, tổ chức đơn vị trên toàn quốc và nước ngoài có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
  • Khi sử dụng dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw, các chủ đơn sẽ được Mazlaw tư vấn các phương án bảo vệ nhãn hiệu, xử lí vi phạm, các quy định liên quan đến hoạt động nhượng quyền, chuyển quyền …
  • Tại Mazlaw, chúng tôi còn có đội ngũ thiết kế để hỗ trợ các chủ đơn trong quá trình điều chỉnh, thay đổi mẫu thiết kế nhãn hiệu
Dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw

Dịch vụ làm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw

Xem thêm: Cách phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu theo bảng phân loại Nice 2021!

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 15 Trung bình: 5]
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ là câu hỏi được nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu. Dưới đây, Mazlaw sẽ chia sẻ, hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 tại Cục sở hữu trí tuệ một cách chi tiết và dễ hiểu nhất!

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn chi tiết thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo!

Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ

1. Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục Sở hữu trí tuệ là gì? Điều kiện đăng ký?

1.1. Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 là gì?

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 thực tế là thủ tục mà các cá nhân, đơn vị tiến hành xác lập quyền bảo hộ của mình đối với tên sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được phân loại tại Nhóm 35 theo Bảng phân loại Nice tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Theo quy định, Bảng phân loại Nice hiện hành bao gồm 45 nhóm. Trong đó, nhóm 35 bao gồm: các hoạt động quảng cáo; quảng lý, tổ chức và quản trị kinh doanh; các hoạt động văn phòng. Cấu trúc bảng phân loại được phân chia thành:

  • Từ nhóm 01 đến nhóm 34: Nhóm về hàng hóa sản xuất.
  • Nhóm 35 đến nhóm 45: Các nhóm về dịch vụ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 hay đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm khác ngoài nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ là quyền lựa chọn không mang tính bắt buộc đối với chủ đơn khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Việc lựa chọn 1 hay nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ khi đăng ký phụ thuộc vào nhu cầu bảo hộ, chi phí và chiến lược kinh doanh của từng bên.

Xem thêm: Cách phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu theo bảng phân loại Ni xơ 2021!

1.2. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục Sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh những điều kiện chung về chủ thể đăng ký, thành phần hồ sơ, phí và lệ phí khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Trong phạm vi bài viết trên, Mazlaw sẽ nêu chi tiết về các loại hàng hóa, dịch vụ đảm bảo điều kiện đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục Sở hữu trí tuệ.

  • Theo quy định của Bảng phân loại Nice mới nhất, nhóm 35 chủ yêu gồm những dịch vụ do cá nhân hoặc tổ chức tiến hành nhằm mục đích chính là:
  • Giúp đỡ việc hoạt động hay điều hành một công ty hay một tổ chức.
  • Giúp đỡ một đơn vị điều hành hoặc tổ chức điều hành việc kinh doanh hoặc thương mại, cũng như các dịch vụ khác thuộc các cơ sở quảng cáo chịu trách nhiệm với người tiêu dùng, tuyên bố hoặc quảng bá sản phẩm trên mọi phương tiện và liên quan đến các hàng hóa, dịch vụ đó.

Nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ đặc biệt bao gồm cả:

  • Tập hợp, trưng bày các loại hàng hóa (không bao gồm vận chuyển) vì lợi ích khách hàng tham khảo, xem xét và mua hàng. Các dịch vụ này được áp dụng và cung cấp bởi: các cửa hàng bán lẻ, hệ thống phân phối, bán buôn, máy bán hàng tự động, chương trình quảng cáo và mua bán trên truyền thông, sàn thương mại điện tử…
  • Các dịch vụ liên quan đến marketing, quảng cáo và thúc đẩy bán hàng. Ví dụ: biên soạn và xuất bản các tài liệu quảng cáo; phát hàng mẫu, xây dựng phát triển ý tưởng quảng cáo…
  • Trưng bày hàng hóa trong chuỗi cửa hàng, hệ thống phân phối, tổ chức triển lãm, hội chợ….
  • Dịch vụ quan hệ công chúng; dịch vụ quản trị liên quan đến giao dịch kinh doanh, hồ sơ tài chính…
  • Tổ chức sản xuất các chương trình mua sắm từ xa, mua sắm online
  • Quản trị thương mại việc lixang hàng hóa dịch vụ của người khác; các hoạt động dịch vụ văn phòng….

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ không bao gồm:

Các dịch vụ khác liên quan đến tài chính, bất động sản, môi giới chứng khoán, vận tải, bưu chính viễn thông, kiểm toán năng lượng, tư vấn thiết kế, xây dựng, giáo dục đào tạo, dịch vụ khách sạn nhà hàng, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, dịch vụ pháp lý sẽ không thuộc nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ.

Các nhóm ngành trên được phân loại cụ thể và lần lượt trong các nhóm từ 36 đến 45 trong Bảng phân loại Nice.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn chi tiết về phân loại sản phẩm đăng ký nhãn hiệu nhóm 35!

2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ

2.1. Tra cứu nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ

Tra cứu nhãn hiệu là giai đoạn và là thủ tục không băt buộc trong quá trình đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 tại Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc kiểm tra nhãn hiệu có đáp ứng khả năng bảo hộ và có bị trùng với nhãn hiệu nào đã đăng ký hay chưa sẽ giúp chủ đơn hạn chế được rủi ro và tiết kiệm được chi phí khi làm hồ sơ đăng ký.

Bạn nên lưu ý: Hiện nay, việc tra cứu sơ bộ hay tra cứu chuyên sâu trước khi đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ nói riêng chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là kết luận cuối cùng về việc nhãn hiệu đó có được bảo hộ và cấp giấy chứng nhận hay không? Bởi lẽ, quá trình đăng ký nhãn hiệu và thẩm định sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Kiểm tra tra cứu nhãn hiệu online

Xem thêm: Cách tra cứu nhãn hiệu online nhanh và hiệu quả nhất!

2.2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ

Đối với thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ theo quy định chung như sau:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được đánh máy, không viết tay (theo mẫu 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
  • 05 Mẫu nhãn hiệu nộp kèm (Lưu ý: Mẫu nhãn hiệu phải giống hệt về màu sắc và kích thước như mẫu nhãn trên tờ khai).
  • Chứng từ xác nhận nộp phí, lệ phí

Ngoài ra, tùy theo trường hợp chủ đơn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 tại Cục sở hữu trí tuệ là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay tập thể, nộp trực tiếp hay thông qua ủy quyền mà cần bổ sung các tài liệu đi kèm khác nhau.

Trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần xác định rõ nhãn hiệu dự định đăng ký là: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết hay nhãn hiệu chứng nhận. Bởi lẽ, bên cạnh những tài liệu thành phần hồ sơ trên, mỗi đối tượng nhãn hiệu khác nhau sẽ có yêu cầu bổ sung thêm những tài liệu chứng minh khác:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký
  • Nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương, bạn cần bổ sung bản đồ khu vực địa lý trong hồ sơ đăng ký.
  • Văn bản của chính quyền địa phương (Ví dụ: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đơn vị được sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận).

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ!

2.3. Chi phí đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ được tính theo số lượng nhóm và số lượng sản phẩm trong cùng một nhóm trong một đơn đăng ký nhãn hiệu. Đối với đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 bao gồm 202 danh mục dịch vụ theo phân loại Ni xơ 2021 và trên thực tế số lượng dịch vụ sản phẩm thuộc phân loại nhóm 35 còn nhiều hơn con số trên.

Tuy nhiên, hầu hết trong quá trình đăng ký nhãn hiệu nhóm 35, các chủ đơn sẽ lựa chọn giới hạn số lượng dịch vụ mình đăng ký để đảm bảo tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Thông thường có hai mốc giới hạn số lượng mà các chủ đơn lựa chọn: Lựa chọn tối đa 6 sản phẩm hoặc hơn. Bởi lẽ, phí và lệ phí cho 6 dịch vụ/sản phẩm đầu tiên không thay đổi. Từ dịch vụ thứ 5 trong nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ sẽ tính thêm chi phí.

Dưới đây là mức phí tối thiểu khi đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ, bạn có thể tham khảo:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Chủ đơn lưu ý: Chi phí trên là chi phí cơ bản cho quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 tại Cục sở hữu trí tuệ, chưa bao gồm chi phí cấp văn bằng. Trường hợp có yêu bổ sung, trả lời thông báo hay thay đổi trong quá trình nộp đơn, bạn sẽ phải bổ sung chi phí phát sinh (nếu có).

2.4. Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được tiếp nhận (bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp), đơn sẽ được cấp số đơn và trải qua quá trình thẩm định hình thức và nội dung:

  • Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức của đơn nhãn hiệu là 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận và cấp số đơn.
  • Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền:  02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức.
  • Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Tuy nhiên, thời gian thẩm định nhãn hiệu trên thực tế sẽ kéo dài hơn so với thời gian được luật định. Trong thời gian thẩm định, bạn cần theo sát quá trình thẩm định và tiếp nhận các văn bản thông báo từ Cục và phản hồi kịp thời (nếu có), tránh trường hợp không trả lời hoặc không phản hồi kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền logo công ty, logo cá nhân theo quy định mới nhất! 

3. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 Cục sở hữu trí tuệ

Kể từ khi thành lập đến nay, Mazlaw đã hỗ trợ và thực hiện đăng ký thành công cho nhiều cá nhân, tổ chức và đơn vị trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và đối với thủ tục đăng ký nhãn hiệu nói riêng.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mazlaw

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mazlaw

Tại Mazlaw, chúng tôi luôn cam kết đem lại cho khách hàng một dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp với chất lượng và hiệu quả tốt nhất! Với đội ngũ chuyên viên và luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, MazlawGiới thiệu cung cấp một số dịch vụ liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam như sau:

  • Tư vấn, đánh giá lựa chọn tên nhãn hiệu,
  • Thiết kế hình ảnh logo, nhãn hiệu, nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm
  • Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Đưa ra phương án tư vấn tối ưu trước khi nộp hồ sơ đăng ký
  • Dịch vụ soạn thảo hồ sơ, tiến hành thủ tục đăng ký từ A đến Z
  • Soạn thảo công văn trả lời thẩm định hình thức, thẩm định nội dung
  • Tư vấn và đại diện khách hàng xử lý vi phạm nhãn hiệu, phản đối cấp.
  • Tư vấn và đại diện khách hàng thực hiện thủ tục sửa đơn, sửa đổi giấy chứng nhận
  • Tư vấn và đại diện khách hàng thực hiện thủ tục chuyển nhượng đơn, chuyển nhượng giấy chứng nhận, lixang…

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn chi tiết thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo!

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 11 Trung bình: 5]