Xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật

3 bước xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa được coi là kim chỉ nam mà bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng cần nắm rõ trong quá trình bảo hộ và phát triển thương hiệu. Dưới đây, Mazlaw sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định pháp luật.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để luật sư tư vấn các bước xử lý vi phạm nhãn hiệu trong sở hữu trí tuệ!

Xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật

Xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật

1. Những trường hợp cần xử lý vi phạm nhãn hiệu trong kinh doanh

Hai yếu tố được coi là căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa được ghi nhận trên Giấy chứng nhận. Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung) quy định:

Những hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu bao gồm:

  • Hành vi thứ nhất: Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Hành vi thứ hai: Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Hành vi thứ ba: Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Hành vi thứ tư: Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Ví dụ: Dấu hiệu gây tương tự, nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ

Ví dụ: Dấu hiệu gây tương tự, nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ

Trên đây là nội dung quy định pháp luật sở hữu trí tuệ nhằm giúp chủ sở hữu nhãn hiệu nhận biết được những dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu để nhanh chóng áp dụng quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đánh giá một dấu hiệu hay một đối tượng có phải là hành vi vi phạm nhãn hiệu hay không? Điều này cần đòi hỏi chuyên môn và đánh giá của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Xem thêm: Các bước đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam!

2. Ba bước xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định

Xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa là một quy trình chặt chẽ và đòi hỏi đúng theo quy định pháp luật. Do vậy, khi tiến hành xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu, các chủ sở hữu cần có sự chuẩn bị từ hồ sơ, chứng cứ tới việc tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu

Người xưa có câu “Tay không bắt giặc” là chỉ hàm ý của sự vội vàng, thiếu chuẩn bị trước khi làm một việc gì đó. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả đạt được. Đối với vấn nạn xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa cũng vậy. Chủ sở hữu thường có tâm lý nóng vội do bức xúc. Tuy nhiên, càng bức xúc, chủ sở hữu càng nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ về hồ sơ và tài liệu, để tránh trường hợp “xôi hỏng bỏng không”.

Hồ sơ tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

  • Thông tin chủ sở hữu, nhãn hiệu bị vi phạm
  • Căn cứ chứng minh chủ sở hữu nhãn hiệu; tài liệu chứng minh được ủy quyền xử lý vi phạm hợp pháp…
  • Thông tin đơn vị vi phạm nhãn hiệu, những hoạt động, hành vi cụ thể của đơn vị vi phạm mang dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu.
  • Mức độ vi phạm, mức độ gây thiệt hại đối với chủ sở hữu
  • Các tài liệu khác tùy theo trường hợp cụ thể

♦ Bước 2: Giám định sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có chức năng giám định sở hữu trí tuệ áp dụng kiến thức pháp lý, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Hiện nay, tại Việt Nam, Viện khoa học sở hữu trí tuệ (tên viết tắt VIPRI) là tổ chức quy nhất có chức năng giám định sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quyền sở hữu công ngiệp.

Nội dung giám định sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu bao gồm:

  • Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu;
  • Xác định đối tượng, dấu hiệu được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đã bảo hộ hay không;
  • Xác định có hay không những hành vi xâm phạm nhãn hiệu:  trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với nhãn hiệu được bảo hộ;
  • Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại gây ra đối với nhãn hiệu được bảo hộ.

 Kiểm tra xem nhãn hiệu, thương hiệu đã có bị trùng, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa?

♦ Bước 3: Tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu bằng các biện pháp theo quy định sở hữu trí tuệ

Theo quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu được phép áp dụng một số biện pháp để bảo vệ quyền nhãn hiệu của mình. Trong trường hợp cần thiết, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp xử lý xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa theo các quy định, chế tài của luật này.

Θ Áp dụng quyền tự bảo vệ bằng biện pháp gửi thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa.

Gửi thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc trong quá trình xử lý vi phạm nhãn hiệu. Tuy nhiên, đây là bước đầu tiên nên thực hiện trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu.

Bởi lẽ, thư khuyến cáo là nội dung thông báo cho đơn vị vi phạm biết hành vi vi phạm của họ. Đồng thời, qua thư khuyến cáo, chủ sở hữu có thể truyền đạt yêu cầu của mình tới bên vi phạm để ngăn chặn kịp thời những thiệt hại có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, thư khuyến cáo đem lại hiệu quả tức thì, giúp chủ sở hữu tự bảo vệ quyền nhãn hiệu của mình khi chưa cần yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu khác.

Xem thêm: Hướng dẫn soạn thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định luật sở hữu trí tuệ!

Θ Áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong xử lý vi phạm nhãn hiệu

Khi phát hiện các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị vi phạm dưới đây, chủ sở hữu có quyền áp dụng các biện pháp hành chính:

  • Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Tuy theo từng trường hợp cụ thể, chính phủ có quy định mức xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó: Phạt tiền; cảnh cáo; đình chỉ hoạt động; tịch thu hàng hóa; tiêu hủy; tạm giữ …

Các tổ chức cá nhân thực hiện cạnh tranh không lành mạnh bằng các hành vi vi phạm nhãn hiệu thì bị xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa bằng biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ!

Θ Áp dụng các biện pháp dân sự trong xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa

Trong trường hợp chủ sở hữu khởi kiện và có kết luận của Tòa án về hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu, Tòa án có thể áp dụng một số biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu theo quy định tại Chương XVII Luật sở hữu trí tuệ, như sau:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Θ Áp dụng các biện pháp hình sự trong xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa

Các cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ quy định các hành vi bị xử lý vi phạm nhãn hiệu bằng biện pháp hình sự bao gồm:

  • Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Θ Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến xử lý vi phạm nhãn hiệu

Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu được tiến hành theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng và uy tín tại Việt Nam!

3. Dịch vụ xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu là vấn nạn đáng báo động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây thiệt hại kinh tế vô cùng lớn đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh và phát triển.

Trong những năm qua, với đôi ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và luật sư giỏi hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và tố tụng, Mazlaw đã hỗ trợ, tư vấn và đại diện nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu đối với những hành vi xâm phạm nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh.

Dịch vụ xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Mazlaw bao gồm:

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, hồ sơ xử lý vi phạm nhãn hiệu; căn cứ chứng minh thiệt hại
  • Thay mặt khách hàng thu thập chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa
  • Thay mặt khách hàng thực hiện hồ sơ, yêu cầu xử lý vi phạm tại các cơ quan có thẩm quyền
  • Đại diện khách hàng giám định sở hữu trí tuệ đối với dấu hiệu, hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Đại diện khách hàng thực hiện các quyền tự bảo vệ trong xử lý vi phạm nhãn hiệu hàng hóa
  • Thực hiện soạn thảo thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa trong sở hữu trí tuệ
  • Thay mặt khách hàng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu
  • Đại diện khách hàng khởi kiện đơn vị vi phạm, áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để luật sư đại diện xử lý vi phạm nhãn hiệu trong sở hữu trí tuệ!

 

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 10 Trung bình: 5]