Hướng dẫn các bước đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ do mình tạo ra hoặc  sở hữu. Dưới đây, Mazlaw sẽ có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục và các bước đăng ký sở hữu trí tuệ cũng như điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho từng đối tượng bảo hộ.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để luật sư tư vấn và hỗ trợ thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Hướng dẫn các bước đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Hướng dẫn các bước đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Các bước đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:

  • Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ
  • Bước 2: Xác định điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ của đối tượng đăng ký
  • Bước 3: Tìm hiểu hồ sơ và quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ
  • Bước 4: Lựa chọn dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ uy tín

Dưới đây, Mazlaw sẽ có hướng dẫn chi tiết và cụ thể theo các bước đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ

Trong quá trình tiếp xúc và tư vấn khách hàng, chuyên viên tại Mazlaw đã tiếp nhận rất nhiều những mong muốn của khách hàng: Đơn vị muốn đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu? Muốn đăng ký sở hữu trí tuệ tên công ty có được không? Hay: Tôi muốn đăng ký sở hữu cho thương hiệu; đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, cho phần mềm hay đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng, sáng chế. Liệu đây có phải là các đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ? Nếu có thì điều kiện và quy trình đăng ký có giống nhau?

1. Các đối tượng quyền đăng ký sở hữu trí tuê bao gồm:

Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ quy định cụ thể về các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gồm 3 đối tượng chính:quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

  • Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Ví dụ: Trên thực tế, đối với các tác phẩm văn học, âm nhạc, các chương trình ghi hình, ghi âm, chương trình máy tính (phần mềm, ứng dụng điện thoại), các thiết kế hình ảnh nhân vật truyện, nhận diện thương hiệu, bao bì mẫu mã sản phẩm… được người đăng ký tạo ra hoặc là chủ sở hữu đều có thể là đối tượng đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền. (Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ về các đối tượng bảo hộ quyền tác giả và Điều 17 các đối tượng được bảo hộ quyền liên quan).

  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Ví dụ: Các đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp trên thực tế thường được cụ thể hóa: tên nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; tên thương hiệu công ty; slogan; mẫu logo; mẫu bao bì – kiểu dáng sản phẩm; các giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình;

  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Ví dụ: Giống lúa – giống cây lương thực mới hay hạt giống, vật liệu nhân giống được phát triển và tạo ra.

2. Căn cứ phát sinh xác lập quyền sở hữu sở hữu trí tuệ:

Quyền tác giả, quyền liên quan được xác lập như sau:

  • Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
  • Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Quyền đối với giống cây trồng được xác lập:

  • Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

Việc xác định đúng đối tượng đăng ký là điều vô cùng quan trọng quá trình tìm hiểu các bước đăng ký sở hữu trí tuệ tiếp theo như: điều kiện đáp ứng bảo hộ cho đối tượng dự định đăng ký là gì? Quy trình và thủ tục đăng ký đối với đối tượng dự định đăng ký. Bước này gọi là bước tiền đề trong các bước đăng ký sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xác định điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ của đối tượng đăng ký

Điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ đối với mỗi đối tượng là khác nhau. Cơ sở để phát sinh quyền đối với quyền tác giả và quyền liên quan khác với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp hay sáng chế, giải pháp hữu ích… Trong các bước đăng ký sở hữu trí tuệ thì việc xem xét điều kiện bảo hộ của đối tượng đăng ký sẽ giúp người nộp đơn hạn chế được rủi ro và tiết kiệm chi phí trong quá trình đăng ký. Đồng thời nâng cao khả năng bảo hộ cho đối tượng đặng ký.

1. Điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan.

Căn cứ pháp lý: Chương I, Phần thứ hai của Luật sở hữu trí tuệ đã quy định cụ thể các điều kiện về chủ thể; đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Trong đó:

  • Điều kiện về chủ thể đăng ký quyền tác giả: Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
  • Điều kiện về chủ thể đăng ký quyền liên quan: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn). Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).
  • Điều 14, 15 và 17 Luật sở hữu trí tuệ quy định cụ thể các loại hình tác phẩm được bảo hộ và không được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ bảo hộ đối với sáng chế

Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

  • Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

3. Điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp

Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
  • Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

4. Điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí

Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí

Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính nguyên gốc;
  • Có tính mới thương mại.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí

  • Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
  • Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

5. Điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

Điều kiện chung đối với nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Trên đây là điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan và các đối tượng đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, còn có những đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ: chỉ dẫn địa lý, tên thương mại; bí mật kinh doanh; thiết kế bố trí. Tuy nhiên, do phạm vi bài viết tập trung vào những đối tượng phổ biến nên trong trường hợp cần hỗ trợ và tư vấn điều kiện bảo hộ các đối tượng khác cụ thể hơn. Các đơn vị, cá nhân có thể liên hệ để được luật sư Mazlaw tư vấn cụ thể.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để luật sư tư vấn và hỗ trợ thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Bước 3: Tìm hiểu hồ sơ và quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ

1. Hồ sơ và quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan

Cơ quan thực hiện: Cục bản quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ quy định hồ sơ đăng ký bản quyền như sau:

  • Bản tờ khai đăng ký đã điền đầy đủ thông tin tác giả, chủ sở hữu, thông tin đối tượng đăng ký bản quyền tác giả (01 bản)
  • Bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả (02 bản)
  • Văn bản chứng minh quyền nộp đơn của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (gọi là giấy cam đoan hoặc bản tuyên bố quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả)
  • Văn bản đồng ý của các tác giả hoặc các chủ sở hữu (trường hợp tác phẩm có hơn 1 tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả)
  • Giấy ủy quyền (hoặc hợp đồng ủy quyền) trường hợp nộp hồ sơ đăng ký bản quyền qua đơn vị đại diện.
  • Một số tài liệu khác tùy vào từng trường hợp: Hợp đồng cho tặng, văn bản thừa kế, hợp đồng lao động…

Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan

Hiện nay, đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện ở cấp độ 3 trong quy định về dịch vụ công – thủ tục hành chính. Do vậy, bên cạnh việc nộp hồ sơ giấy, người nộp đơn phải tiến hành kê khai hồ sơ online trên cổng dịch vụ công.

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
  • Bước 2: Đăng ký tài khoản và kê khai hồ sơ trên cổng dịch vụ công trực tuyến.
  • Bước 3: Xác nhận mã hồ sơ online và gửi hồ sơ giấy đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và đóng phí.
Các bước đăng ký bản quyền quyền tác giả trên cổng dịch vụ công trực tuyến

Các bước đăng ký bản quyền quyền tác giả trên cổng dịch vụ công trực tuyến

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan!

2. Hồ sơ và các bước đăng ký sở hữu trí tuệ đối với quyền sở hữu công nghiệp

Hồ sơ và các bước đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu bao gồm các tài liệu tối thiểu:

  • 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • 05 mẫu nhãn hiệu
  • Biên lai đóng phí và lệ phí

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ!

Bên cạnh đó, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể có một số tài liệu khác (nếu có)

  • Giấy ủy quyền
  • Quy chế sử dụng
  • Bản thuyết minh
  • Bản đồ khu vực
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân…

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ!

Hồ sơ và các bước đăng ký sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp

  • 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:
  • 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cục sở hữu trí tuệ!

Hồ sơ và các bước đăng ký sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

  • 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).
  • Yêu cầu bảo hộ được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.
  • Hình vẽ, sơ đồ (nếu có): được tách thành trang riêng.
  • 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích!

Bước 4: Lựa chọn dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Mazlaw

Trong đăng ký sở hữu trí tuệ, ngay từ bước xác định đối tượng đăng ký hay tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ nếu không có chuyên môn thực hiện sẽ dẫn đến hồ sơ nộp sai đối tượng, không đáp ứng điều kiện bảo hộ, dẫn đến hậu quả lãng phí về tài chính và tốn rất nhiều thời gian, dẫn đến thiệt hại trong kinh doanh. Đồng thời, quá trình theo dõi và thẩm định đăng ký sở hữu trí tuệ yêu cầu bạn phải có theo dõi sát sao nhằm nắm bắt tình trạng hồ sơ. Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Tất cả những yếu tố trên đòi hỏi người thực hiện hồ sơ không chỉ có chuyên môn mà còn cần kinh nghiệm nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đăng ký chính xác, nhanh chóng và đạt tỉ lệ bảo hộ tối đa cho đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Mazlaw

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Mazlaw

Dưới đây là những lý tại sao bạn nên lựa chọn dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Mazlaw:

  • Là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn – đăng ký sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế.
  • Đội ngũ chuyên viên và luật sư có trình độ, chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong việc tiếp nhận, tư vấn và xử lý hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ.
  • Luôn sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện hồ sơ cho khách hàng dưới mọi hình thức nhằm tiết kiệm tối đa thời gian và công sức cho khách hàng.
  • Quy trình thực hiện liền mạch, được phụ trách và theo dõi sát sao từng hồ sơ từ khâu tiếp nhận đến khi bàn giao kết quả.
  • Luôn đưa ra phương án đăng ký sở hữu trí tuệ phù hợp, nhanh chóng và đạt hiệu quả bảo hộ tối đa cho khách hàng.
  • Luôn lắng nghe, hỗ trợ và giúp khách hàng phân tích, lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ chính xác, phù hợp, hiệu quả.
Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 8 Trung bình: 5]