Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký trước khi lưu hành không?

Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký thương hiệu không? Đây là câu hỏi được nhiều cá nhân, đơn vị sản xuất đặc biệt quan tâm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Dưới đây, Mazlaw sẽ giải đáp thắc mắc trên. Nếu có thì tại sao cần đăng ký tên sản phẩm hàng hóa? Đồng thời, chuyên viên sẽ có những hướng dẫn cụ thể về việc làm sao để đăng ký bảo hộ tên sản phẩm trước khi lưu hành.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn chi tiết thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa!

Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký trước khi lưu hành không?

Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký trước khi lưu hành không?

Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký thương hiệu không?

Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định các đơn vị phải đăng ký thương hiệu cho tên sản phẩm hàng hóa trước khi lưu hành. Tuy nhiên, tên gọi được coi là dấu hiệu nhận biết, phân biệt sản phẩm hàng hóa giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau. Hay còn gọi là nhãn hiệu, thương hiệu – một loại tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, cá nhân sở hữu sản phầm, hàng hóa đó.

Như vậy, để trả lời câu hỏi: Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký nhãn hiệu thương hiệu không? Theo quy định, tên sản phẩm hàng hóa không bắt buộc phải đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký tên sản phẩm hàng hóa trước khi lưu hành là điều vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ tài sản doanh nghiệp, tạo tiền đề thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu bền vững và chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ…

Xem thêm: Cách kiểm tra tra cứu tên sản phẩm hàng hóa đã ai đăng ký chưa?

Tại sao cần đăng ký tên sản phẩm hàng hóa?

Như đã nêu, tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký không? Đây là một trong những hoạt động tiên phong mà bất kỳ cá nhân, đơn vị sản xuất nào cũng cần lưu ý và thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Dưới đây là các lý do tại sao cần đăng ký tên sản phẩm hàng hóa:

  1. Thứ nhất: Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký không? Mặc dù không phải là quy định bắt buộc nhưng việc đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để xác định chủ sở hữu đối với nhãn hàng, tên sản phẩm mà một doanh nghiệp, một cá nhân đang sản xuất, kinh doanh trên thị trường. Giống như việc bạn đăng ký chính chủ cho tài sản của mình, là cơ sở pháp lý để xác minh chủ sở hữu trong mọi trường hợp.
  2. Trường hợp tên sản phẩm hàng hóa không được đăng ký, tức là không có cơ sở để pháp luật bảo hộ. Khi đưa ra thị trường, sản phẩm hàng hóa đó sẽ rất dễ bị làm giả, làm nhái. Đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tương tự hoặc sao chép nhãn hàng, tên sản phẩm của bạn mà không bị xử lý. Trong trường hợp trên, nếu tên sản phẩm hàng hóa đã được đăng ký, đơn vị của bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn những hành vi trên.
  3. Một lý do khác để giải thích cho việc tại sao cần đăng ký tên sản phẩm hàng hóa. Chính là ngăn chặn đơn vị khác sử dụng tên sản phầm hàng hóa của bạn để đăng ký độc quyền. Khi đó, bạn sẽ không được phép sử dụng tên nhãn hiệu đó cho sản phẩm hàng hóa của mình. Thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ việc như vậy. Nhiều chủ doanh nghiệp đã từng đặt câu hỏi: Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký không? Nhưng một phần vì chủ quan, một phần vì muốn tiết kiệm chi phí, chủ doanh nghiệp muốn lô hàng được thử nghiệm trước, thử mức độ quan tâm của người tiêu dùng nếu tốt sẽ tính tiếp… có rất nhiều lý do được đưa ra. Tuy nhiên, với câu chuyện để tính tiếp đó, đối thủ đã nhanh hơn bạn một bước trong việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
  4. Đối với tên nhãn hiệu hàng hóa, khi đăng ký bảo hộ độc quyền, bạn hoàn toàn có thể yên tâm phát triển, xây dựng thương hiệu, mở rộng các chiến lược quảng cáo, marketing. Từ đó tạo dựng cho sản phẩm hàng hóa của mình một thị trường riêng với mức độ uy tín của thương hiệu đã bảo hộ.
  5. Khi sản phẩm hàng hóa của bạn mở rộng và phát triển, bạn có thể sử dụng tên sản phẩm hàng hóa trong mục đích thương mại khác như: chuyển nhượng; li xăng; đầu tư … đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Như vậy, tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký không? Một lần nữa có thể khẳng định: Đăng ký bảo hộ độc quyền cho tên sản phẩm hàng hóa là việc làm cần thiết mà bất kỳ mỗi cá nhân, đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng cần quan tâm và thực hiện trước khi lưu hành trên thị trường.

Xem thêm: Các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại Việt Nam năm 2021!

Đăng ký bảo hộ tên sản phẩm hàng hóa ở đâu?

Đăng ký bảo hộ tên sản phẩm hàng hóa chính là thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu. Hiện nay, các cá nhân, đơn vị kinh doanh sản xuất có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc thông qua dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Mazlaw.

  • Trường hợp nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ: Bạn có thể nộp thông qua đường bưu điện, nộp trực tuyến trên cổng thông tin dịch vụ công hoặc tới trực tiếp trụ sở Cục sở hữu tuệ ở Hà Nội; văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng để nộp. Trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm: Tờ khai điền đầy đủ thông tin, mô tả mẫu nhãn và phân loại nhóm ngành theo quy định. Mẫu nhãn đi kèm. Biên lai lệ phí và các tài liệu khác tùy từng trường hợp cụ thể.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký tên sản phẩm hàng hóa!

  • Trường hợp bạn sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Mazlaw: Chúng tôi không chỉ giúp khách hàng trả lời câu hỏi: Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký không? Với đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, Mazlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng những kiến thức về bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa trước khi lưu hành. Đồng thời, khi sử dụng dịch vụ tại Mazlaw, bạn sẽ không cần phải đi lại hay mất nhiều thời gian tìm hiểu về hồ sơ và thủ tục.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Mazlaw

Đăng ký bảo hộ tên sản phẩm hàng hóa hết bao nhiêu tiền?

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được áp dụng theo thông tư 263/22016/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về mức phí sở hữu công nghiệp. Theo đó, chi phí đăng ký tên sản phẩm hàng hóa sẽ phụ thuộc vào số lượng nhóm, ngành bảo hộ. Trường hợp, bạn cần bảo hộ một tên cho một nhóm sản phẩm (hoặc một sản phẩm) thì mức phí và lệ phí nhà nước như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Mức chi phí trên chưa bao gồm chi phí tra cứu (nếu có yêu cầu), chi phí cấp bằng (cấp giấy chứng nhận). Để biết được mức phí cụ thể đối với hồ sơ và yêu cầu bảo hộ đối với nhãn hiệu của mình, bạn có thể liên hệ để Mazlaw hướng dẫn cụ thể.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được báo phí đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu!

Hy vọng rằng, bài viết “Tên sản phẩm hàng hóa có cần đăng ký thương hiệu không? Và. Tại sao cần đăng ký thương hiệu cho tên sản phẩm hàng hóa?” đã giúp các bạn có câu trả lời hữu ích. Cũng như cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn:

 

 

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 22 Trung bình: 5]
Thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam

Gia hạn nhãn hiệu độc quyền là thủ tục gia hạn hiệu lực cho văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng sẽ có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ. Dưới đây, Mazlaw sẽ hướng dẫn các chủ sở hữu thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam theo quy định mới nhất!

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn chi tiết thủ tục gia hạn nhãn hiệu!

Thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam

Thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam

1. Thời hạn thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn, để thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền hay còn gọi là gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu cần nộp đơn yêu cầu gia hạn nhãn hiệu độc quyền trước khi hết hạn. Cụ thể:

Trong vòng 6 tháng trước ngày giấy chứng nhận nhãn hiệu hết hạn, chủ sở hữu phải thực hiện xong thủ tục gia hạn nhãn hiệu. Tức là phải nộp xong đơn yêu cầu gia hạn nhãn hiệu độc quyền. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu muộn nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày giấy chứng nhận nhãn hiệu hết hạn. Trường hợp gia hạn muộn, chủ sở hữu phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn. Ví dụ như sau: Giấy chứng nhận nhãn hiệu 123XXX sẽ hết hạn ngày 23/07/2021.

  • Thời gian thực hiện gia hạn là trong vòng 6 tháng trước khi hết hạn: Từ ngày 23/01/2021 đến ngày 23/07/2021, chủ sở hữu giấy chứng nhận nhãn hiệu cần nộp hồ sơ gia hạn nhãn hiệu theo quy định.
  • Thời gian thực hiện gia hạn muộn là 6 tháng kể từ ngày hết hạn: Từ ngày 24/07/2021 đến ngày 23/01/2022, chủ sở hữu có thể nộp hồ sơ xin gia hạn muộn.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ!

2. Hồ sơ gia hạn nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam

Hồ sơ gia hạn nhãn hiệu độc quyền bao gồm:

  • Tờ khai gia hạn nhãn hiệu độc quyền (mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01).
  • Bản gốc giấy chứng nhãn hiệu cần gia hạn (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn trên giấy chứng nhận)
  • Biên lai đóng lệ phí gia hạn
  • Tài liệu khác (nếu cần)

    Tờ khai gia hạn nhãn hiệu theo quy định mới nhất!

    Tờ khai gia hạn nhãn hiệu theo quy định mới nhất!

Một số lưu ý khi tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền:

  • Tờ khai gia hạn nhãn hiệu độc quyền phải được đánh máy (không viết tay). Hồ sơ cần nộp 2 bản tờ khai để một bản làm bản lưu và theo dõi.
  • Trường hợp không yêu cầu ghi nhận việc gia hạn trên giấy chứng nhận nhãn hiệu hoặc vì một lý do nào đó mà chủ sở hữu chưa thể nộp lại giấy chứng nhận ở thời điểm tiến hành thủ tục gia hạn thì vẫn có thể nộp hồ sơ gia hạn. Sau này chủ sở hữu có thể làm thủ tục xin ghi nhận trên văn bằng sau.
  • Phí và lệ phí có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản khi thực hiện gia hạn nhãn hiệu độc quyền. Trường hợp chuyển khoản, chủ sở hữu cần giữ biên lai để nộp kèm hồ sơ gia hạn nhãn hiệu độc quyền
  •  Tại thời điểm thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền, các thông tin về tên và địa chỉ chủ sở hữu nếu có thay đổi, cần phải thực hiện các thủ tục cập nhật và thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận nhãn hiệu.
  • Kết quả thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền: Quyết định ghi nhận gia hạn hiệu lực và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối gia hạn hiệu lực VBBH. Cập nhật nội dung gia hạn vào bản gốc giấy chứng nhận nhãn hiệu (nếu có nộp lại) và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn thủ tục cập nhật thông tin chủ sở hữu trên giấy chứng nhận nhãn hiệu!

3. Chi phí thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu đôc quyền tại Việt Nam 

Lệ phí gia hạn nhãn hiệu được áp dụng theo quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Phí và lệ phí gia hạn nhãn hiệu độc quyền bao gồm các loại phí sau:

  • Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;
  • Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn: 10% lệ phí gia hạn/mỗi tháng nộp muộn;
  • Phí thẩm định yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ;
  • Phí sử dụng VBBH;
  • Phí công bố Quyết định ghi nhận gia hạn;
  • Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực VBBH.

Mức phí trên mỗi hồ sơ tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu tùy thuộc vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ theo giấy chứng nhận cần gia hạn. Mặt khác, trong trường hợp chủ sở hữu cần làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận hoặc cập nhật thông tin mẫu nhãn, nhóm bảo hộ, thông tin chủ sở hữu thì sẽ phát sinh thêm chi phí thực hiện thủ tục.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật theo quy định!

4. Dịch vụ tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam.

Bên cạnh các thủ tục đăng ký nhãn hiệu, Mazlaw cung cấp tới khách hàng dịch vụ gia hạn nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam. Theo đó, Mazlaw sẽ thay mặt khách hàng tiến hành các công việc liên quan đến thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trong nhiều năm qua, với đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, chúng tôi đã thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu thành công cho hơn 1000 đơn vị, cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cam kết việc tư vấn, soạn thảo hồ sơ và thực hiện gia hạn nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện thủ tục gia hạn, Mazlaw sẽ tư vấn cho chủ sở hữu các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo vệ nhãn hiệu thương hiệu trong quá trình sử dụng và bảo hộ.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn và báo phí chi tiết về thủ tục gia hạn nhãn hiệu độc quyền!

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 9 Trung bình: 5]
Đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật hoạt hình, truyện tranh theo quy định năm 2021

Đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật là đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm đó tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy quy trình đăng ký và hồ sơ thủ tục cần chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn: Đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật theo quy định năm 2021.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn chi tiết thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật!

Đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật hoạt hình, truyện tranh theo quy định năm 2021

Đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật hoạt hình, truyện tranh theo quy định năm 2021

1. Ai là người có quyền đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật?

Hình ảnh nhân vật là sản phẩm sáng tạo được thể hiện dưới nhiều hình thức và lưu hành trên nhiều kênh giải trí như: truyện; phim hoạt hình,game giải trí w88… Theo quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ : Các tổ chức, cá nhân Việt Nam; các cá nhân tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra hình ảnh nhân vật và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

  • Tác giả đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật là một cá nhân hoặc một nhóm gồm các cá nhân trực tiếp sáng tạo nên hình ảnh nhân vật.
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản đối với tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật cũng có thể là chính tác giả hoặc người được thừa kế; người được chuyển giao quyền …

Tác giả hoặc chủ sở hữu có thể một trong hai là người đi đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật hoặc có những trường hợp, cả hai cùng nhau đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật. Trong mọi trường hợp nộp hồ sơ, các cá nhân tổ chức đi nộp cần lưu ý phải có đầy đủ hồ sơ và văn bản cam kết, kết tuyên bố của tác giả và chủ sở hữu. Vấn đề này, Mazlaw sẽ hướng dẫn chi tiết trong phần tiếp theo.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký thương hiệu quán ăn nhà hàng!

Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật

2. Hồ sơ đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật gồm những gì?

Để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật, tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả cần chuẩn bị những thông tin và tài liệu theo quy định sau đây:

  • Thông tin tác giả (họ tên; thông tin liên hệ; giấy tờ tùy thân: CMND, CCCD hoặc hộ chiếu….)
  • Thông tin chủ sở hữu (trường hợp là cá nhân: cần chuẩn bị CMND còn trường hợp là tổ chức cần chuẩn bị: ĐKKD; Quyết định thành lập…)
  • Bản sao tác phẩm dự định đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật. (02 bản)
  • Tờ khai đăng ký bằng tiếng việt và điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn.
  • Văn bản hoặc các tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật.
  • Văn bản đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả
  • Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền
  • Giấy giới thiệu trường hợp tổ chức, đơn vị cử cá nhân đến thực hiện hồ sơ thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật.

Lưu ý: Các giấy tờ, tài liệu phải được viết bằng tiếng việt. Trường hợp là văn bản tiếng nước ngoài cần phải dịch thuật sang tiếng việt và có công chứng/chứng thực.

Trong trường hợp, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện thủ tục thông qua đơn vị đại diện Mazlaw. Chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo và chuẩn bị các tài liệu theo quy định. Cá nhân, tổ chức đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật chỉ cần cung cấp các thông tin về tác giả, chủ sở hữu và bản sao tác phẩm.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ!

3. Thời gian và chi phí đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật

Sau đây là hướng dẫn chi tiết về thời gian và chi phí tiến hành thủ tục đăng ký bản, quyền tác giả hình ảnh nhân vật theo quy định hiện hành.

Thời gian đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật là bao lâu?

  • Trường hợp đăng ký mới: Hiện nay, theo quy định, thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả khi đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật là 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
  • Các trường hợp cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền tác giả cũng tương ứng thời gian nộp hồ sơ mới. Trong trường hợp tác giả, chủ sở hữu có phát sinh thủ tục hoặc hồ sơ chưa hợp lệ, thời gian có thể được điều chỉnh.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay số lượng hồ sơ đăng ký bản quyền ngày một nhiều. Đồng thời, trong quá trình nộp hồ sơ, đa phần người đi nộp chưa chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hoặc đúng theo quy định dẫn đến thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được kéo dài hơn rất nhiều lần so với quy định. Điều này đã ảnh hưởng không hề nhỏ tới thời gian, công sức và chi phí của người đi nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả nói chung và người đi nộp hồ sơ đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật nói riêng.

Xem thêm: Đăng ký thương hiệu cần giấy tờ gì theo quy định?

Chi phí đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật là bao nhiêu?

Thông tư 211/2016/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành năm 2016 đã quy định cụ thể về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Trong đó, chi phí đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật cũng được quy định cụ thể. Để biết chính xác từng hạng mục phí và lệ phí, cá nhân tổ chức có thể tham khảo tại thông tư.

Trường hợp đăng ký thông qua đại diện Mazlaw, chi phí sẽ được chúng tôi báo giá chi tiết theo từng hạng mục. Mức phí đăng ký phụ thuộc vào số lượng hình ảnh nhân vật đăng ký bản quyền.

Xem thêm: Cách tính phí và phân loại nhóm đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ!

Xem thêm: Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam!

4. Dịch vụ đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật tại Mazlaw

  • Đối với thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật, các cá nhân hoặc tổ chức có thể trực tiếp tiến hành tại Cục bản quyền tác giả theo thông tin hướng dẫn. Mặt khác, để tiết kiệm thời gian và công sức, tác giả hoặc chủ sở hữu có thể ủy quyền cho đơn vị đại diện.
  • Mazlaw là đơn vị đại diện được cấp phép bởi Cục bản quyền tác giả. Trong nhiều năm qua, chúng tôi tự hào là đơn vị đại diện cho hơn 1000 tác giả, chủ sở hữu tiến hành các thủ tục về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan nói chung. Đặc biệt là đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn và luật sư nhiều kinh nghiệm, Mazlaw luôn hỗ trợ tư vấn và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về quyền lợi của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả khi đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật. Trong quá trình thực hiện thủ tục, chúng tôi luôn cam kết và đảm bảo chính xác về thời gian cấp Giấy chứng nhận và tỉ lệ cấp một cách tối đa.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật! 

Cụ thể, khi ủy quyền đăng ký bản quyền hình ảnh nhân vật qua đơn vị Mazlaw, bạn sẽ được:

  • Tư vấn các kiến thức liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền hình ảnh.
  • Tư vấn về quyền lợi của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả sau khi được cấp Giấy chứng nhận.
  • Thay mặt khách hàng chuẩn bị các thông tin, tài liệu theo quy định
  • Đại diện khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và trả lời Cục bản quyền trong trường hợp có vướng mắc
  • Nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng theo đúng cam kết

Quý khách có thể tham khảo một số hướng dẫn và dịch vụ tại Mazlaw:

 

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 32 Trung bình: 5]
Cách phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu theo bảng phân loại Nice 2021

Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu chính là phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Việc phân loại nhóm theo quy định sẽ giúp chủ đơn xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu khi nộp hồ sơ đăng ký. Mặt khác, việc phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp chủ đơn tính toán được chính xác chi phí, đảm bảo được tính hợp lệ cho hồ sơ. Dưới đây, Mazlaw sẽ hướng dẫn cách phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu theo phân loại một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo tại Việt Nam!

 

Cách phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu theo bảng phân loại Nice 2021

Cách phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu theo bảng phân loại Nice 2021

1. Tìm hiểu quy định về phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu.

Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu là gì?

Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, theo quy định: Các chủ đơn cần xác định được danh mục (tên) sản phẩm hàng hóa, lĩnh vực dịch vụ đi kèm với dấu hiệu đăng ký bảo hộ. Ví dụ: Chủ đơn Nguyễn Văn A nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu (dấu hiệu) có tên Casino cho sản phẩm “game”. Hay chủ đơn là Công ty cổ phần B nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu PALI cho lĩnh vực dịch vụ: kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống.

Việc lựa chọn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký như trên được gọi là phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ theo Bảng phân loại Nice (Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni Xơ). Nói cách khác: Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu là việc chủ đơn phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ hàng hóa đi kèm với nhãn hiệu (dấu hiệu đăng ký) trên tờ khai theo bảng danh mục hàng hóa/dịch vụ Nice (hay còn gọi là Bảng danh mục hàng hoa/dịch vụ Ni – Xơ).

Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Ni Xơ

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu chính xác và hiệu quả!

Tại sao nên phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu?

Như đã nêu ngay ở phần trên: Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Trước khi nộp hồ sơ, bắt buộc các chủ đơn cần xác định được sản phẩm/dịch vụ mà mình đăng ký cho nhãn hiệu trên hồ sơ. Trong quá trình tư vấn và thực hiện hồ sơ thực tế, Mazlaw đã gặp rất nhiều trường hợp khách hàng hiểu nhầm hoặc chưa nắm rõ quy định phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ quá trình nộp hồ sơ đăng ký.

Dưới đây là một số lý do tại sao chủ đơn nên phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu khi nộp hồ sơ:

  • Phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ sẽ giúp bạn dự trù được chính xác chi phí khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
  • Trường hợp không phân loại được, bạn sẽ mất thêm chi phí để chuyên viên thực hiện phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ khi thẩm định hình thức.
  • Trường hợp phân loại không chính xác, trong quá trình thẩm định, chuyên viên sẽ yêu cầu bạn đóng bổ sung phí phân loại. Đồng thời, hồ sơ của bạn cũng bị ảnh hưởng và kéo dài thời gian thẩm định.
  • Mặt khác, phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu là yếu tố xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động liên quan đến nhãn hiệu sau khi được bảo hộ: chuyển nhượng nhãn hiệu; nhượng quyền thương hiệu ; xử lý vi phạm; lưu hành hàng hóa trên thị trường; kinh doanh dịch vụ….

Xem thêm: Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu online xem có bị trùng hay không?

Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền nhân vật truyện, hoạt hình theo quy định hiện hành!

2. Hướng dẫn phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu khi làm hồ sơ đăng ký

Giới thiệu cấu trúc Bảng phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu Nice (Ni xơ).

Bảng phân loại Nice dù được cập nhật và thay đổi nhiều lần qua các năm.  Hiện tại, theo thông báo của Cục sở hữu trí tuệ, Bảng phân loại Nice phiên bản 11 -2021 bằng tiếng việt đang được sử dụng khi đăng ký nhãn hiệu. Bảng phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu (Nice 11-2021) có 02 phiên bản: Bản tóm tắt phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ và bản chi tiết danh mục hàng hóa dịch vụ phân loại theo 45 nhóm.

  • Từ nhóm 1 đến nhóm 34: Đây là các nhóm phân loại về sản xuất (sản phẩm).
  • Nhóm 35: Nhóm ngành về quảng cáo, thương mại…
  • Từ nhóm 36 đến nhóm 45: Bao gồm các lĩnh vực dịch vụ.

Việc phân nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu dựa theo Bảng phân loại sẽ rất dễ dàng nếu bạn thuộc và nắm rõ tên của từng nhóm/ngành. Ví dụ: Khi làm về lĩnh vực thời trang (quần áo), bạn có thể tìm hiểu để đăng ký theo các nhóm về: vật liệu đồ da; sản xuất; mua bán và quảng cáo; sửa chữa hay may đo hoặc nhóm thiết kế…

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam! 

Hướng dẫn cách phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu theo bảng phân loại Nice 2021

Khác với hồ sơ đăng ký kinh doanh, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được tính phí theo số sản phẩm/dịch vụ trong nhóm và theo số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký.

Cụ thể: Chi phí khi đăng ký một nhãn hiệu/nhóm gồm 6 sản phẩm được tính chung một mức phí. Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 phát sinh trong cùng nhóm sẽ được tính thêm lệ phí. Khi đăng ký nhãn hiệu cho số lượng từ hai nhóm sản phẩm/dịch vụ trở lên, mức chi phí cũng sẽ phát sinh.  Dưới đây là tổng chi phí đăng ký cho 1 nhóm và trường hợp phát sinh thêm sản phẩm thứ 7 trở đi theo quy định hiện nay:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được tư vấn phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu chính xác và hiệu quả!

3. Dịch vụ phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu tại Mazlaw

Để giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian hoàn thiện hồ sơ cho các chủ đơn, Mazlaw cung cấp dịch vụ phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ và tính phí dự trù cho khách hàng trước khi đăng ký. Trong suốt thời gian qua, chuyên viên tại Mazlaw đã phụ trách và hỗ trợ phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu cho hơn 1000 hồ sơ đăng ký và tỉ lệ chính xác, hợp lệ đảm bảo 100% về nhóm sản phẩm dịch vụ theo Phân loại Nice.

Bên cạnh dịch vụ phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ theo yêu cầu, Mazlaw còn trực tiếp hỗ trợ khách hàng trong hoạt động tra cứu, kiểm tra khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu logo trước khi đăng ký và trực tiếp thay mặt khách hàng tiến hành các thủ tục về đăng ký nhãn hiệu, bản quyền logo tại cơ quan có thẩm quyền.

Nếu bạn đang tìm hiểu về phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu hoặc đang gặp những vướng mắc trong quá trình hoàn thiện thủ tục và hò sơ đăng ký nhãn hiệu logo? Hãy liên hệ ngay với chuyên viên của Mazlaw được chúng tôi tư vấn và cung cấp những dịch vụ hỗ trợ bạn đăng ký nhãn hiệu logo một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất!

Gọi ngay Holine 0984.535.843 để được hỗ trợ trong thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu logo.

Đánh giá bài viết!
[Số đánh giá: 13 Trung bình: 5]